LIÊN KẾT
Truy cập Truy cập: 51214
Truy cập Online: 1
 Tin nhà trường
NỖI NIỀM KHE SOONG
  Email  |  Bản in
Thứ bảy, 20/04/2024 | 23:09.
NỖI NIỀM KHE SOONG Chúng tôi trở lại Khe Soong trong những ngày đầu đông rét buốt để vận động học sinh đến trường sau những ngày nghỉ cuối tuần. Đúng là chưa đến vùng đất cuối cùng của thôn Khe Soong thì cứ tưởng đơn giản, đi rồi mới thấu hiểu được câu ca đã đi vào tiềm thức của các thầy cô: Đường lên trên ngọn Khe Soong Leo lên con dốc như leo mái nhà! Chúng tôi đi xe máy được hết quãng bê tông là bắt đầu cuộc hành trình “cuốc bộ”. Công việc này thì không quá xa lạ với các thầy cô đã công tác ở nơi đây nhưng thật sự là rất mệt.

NỖI NIỀM KHE SOONG.doc

NỖI NIỀM KHE SOONG

 

Chúng tôi trở lại Khe Soong trongnhững ngày đầu đông rét buốt để vận động học sinh đến trường sau những ngàynghỉ cuối tuần. Đúng là chưa đến vùng đất cuối cùng của thôn Khe Soong thì cứtưởng đơn giản, đi rồi mới thấu hiểu được câu ca đã đi vào tiềm thức của cácthầy cô: Đường lên trên ngọn Khe Soong

Leo lên con dốc như leo mái nhà! Chúngtôi đi xe máy được hết quãng bê tông là bắt đầu cuộc hành trình “cuốc bộ”. Côngviệc này thì không quá xa lạ với các thầy cô đã công tác ở nơi đây nhưng thậtsự là rất mệt. Lúc đầu do trời lạnh mỗi thầy cô đều mang áo khoác nhưng chỉ đichưa đầy năm phút thì các thầy cô ai nấy đều thấy nóng trong cái lạnh cắt dacắt thịt. Nhưng rồi bao nỗi mêt nhọc rồi cũng qua đi khi chúng tôi đặt chân đếnnhà ông Sáng Tắc. Thật không tưởng tượng nổi khi chúng tôi nhìn thấy cảnh cácem đang ngồi sưởi lửa quần áo nhem nhuốc với một manh áo mỏng. Các em mặc nhữngchiếc quần đã lấm tấm vài chỗ rách, chân thì không đeo dép. Khi được thầyNguyễn Xuân Dần hỏi: Tại sao các em không đi học, hôm nay đã là thứ hai rồi?Chẳng em nào nói, mãi một lúc em Mai học sinh lớp 5 mới bảo sáng rét quá chúngem bảo muộn rồi không dám đi. Cô Trần Thị Thu Hường hỏi: thế còn em Phúc, Tàiđi đâu rồi mà không có nhà? Em Mai trả lời: Đi bẫy chuột! Một lúc sau một vịphụ huynh mới đi đâu về và nghe chúng tôi tâm sự, chia sẻ, vận động và đi tìmquần áo ấm cho con mặc và cho con ăn cháo đồng ý cho con đến trường. Chúng tôitiếp tục đi bốn năm nhà khác hoàn cảnh cũng không khác gì gia cảnh nhà em Mai. Cácem cũng chỉ ăn cháo trắng với chút gừng muối, ở trong căn nhà xây nhưng vì nhàtrên lưng chừng núi nên rất lạnh. Sau khi được chúng tôi chia sẻ, vận động cácem đã khăn gói cùng thầy cô đến trường. Các em đã ra trường chính để học bántrú tuần nhưng trong lòng chúng tôi vẫn không khỏi suy nghĩ: Phải làm thế nàođể thay đổi ý nghĩ của các bậc phụ huynh tích cực hơn. Làm thế nào để các emyên tâm ăn học bán trú ở trường và tìm những chiếc quần áo ấm hơn cho các em,giúp các em có đôi tất, đôi giày để đeo chống chọi lại với cái rét buốt củavùng cao Phong Dụ. Câu hỏi ấy tôi đã chia sẻ với Ban giám hiệu nhà trường vàcác thầy cô trong hội đồng sư phạm và để ước mơ nhỏ nhoi đó sớm trở thành hiệnthực.

úng là chưa đến vùng đất cuối cùng của thôn Khe Soong thì cứ tưởng đơn giản, đi rồi mới thấu hiểu được câu ca đã đi vào tiềm thức của các thầy cô: Đường lên trên ngọn Khe Soong.

Bế Văn Thành

GV trường TH Phong Dụ

Nguồn tin: Bế Văn Thành - TQS
Số lần đọc: 197  - Cập nhật lần cuối:  26/11/2017
Về trang trước   Bản in   Email   Về đầu trang

Tìm theo ngày:   
  Bài đã đăng