TIN MỚI ĐĂNG
    LIÊN KẾT
Truy cập Truy cập: 15366
Truy cập Online: 3
  Chi tiết Thông báo
 Email  |  Bản in
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2023-2024
24/01/2024

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TIÊN YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN TIÊN LÃNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 108/KH-MNTL
Tiên Lãng, ngày 20 tháng 9 năm 2023



KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2023- 2024

Căn cứ Quyết định số 2346/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Thực hiện Công văn số 2310/SGDĐT-GDTXMN ngày 24/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2023-2024;
Căn cứ Hướng dẫn số 1340/PGDĐT-MN, ngày 04/9/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2023-2024 trên địa bàn huyện;
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, Trường Mầm non Tiên Lãng xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 cụ thể như sau:
A. PHẦN THỨ NHẤT. ĐÁNH GIÁVIỆC THỰC HIỆN CHỈ TIÊU, KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2022-2023
I. Các chỉ tiêu
1. Huy động trẻ ra lớp
- Tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp so với dân số độ tuổi: 441/557 đạt 79,2%
+ Nhà trẻ: 106/101 đạt tỷ lệ 105% so với Kế hoạch;
+ Mẫu giáo: 335/339 đạt tỷ lệ 98,82%
+ Riêng trẻ 5 tuổi: 116/116 đạt tỷ lệ 100%
- Số trẻ nghỉ học trong năm học: 0
- Số trẻ chuyển đi, chuyển đến trong năm học:
+ Số trẻ chuyển đi: 02
+ Số trẻ chuyển đến: 01.
2. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Kết quả cân đo, khám sức khỏe định kỳ:
+ 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ.
+ Tổng số trẻ được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng: 441/441; tỷ lệ 100%
+ Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân: 0/441 chiếm tỷ lệ: 0%
+ Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: 03/441 chiếm tỷ lệ: 0,68%
+ Trẻ béo phì: 01/441 chiếm tỷ lệ: 0,22%.
+ Bé chuyên cần học tập: Đạt 90%;
+ Bé ngoan: Đạt từ 95% trở lên;
+ Bé chăm ngoan học giỏi: 167/441 = 37,8%;
+ Bé chăm ngoan tiên tiến : 201/441 = 38,1%;
- Kết quả đánh giá trẻ theo các lĩnh vực phát triển

Lĩnh vực Nhà trẻ Mẫu giáo
TS trẻ toàn trường TS trẻ được đánh giá TS trẻ đạt TS trẻ chưa đạt TS trẻ toàn trường TS trẻ được đánh giá TS trẻ đạt TS trẻ chưa đạt
Phát triển thể chất 106 106 96 10 335 335 324 11
Phát triển ngôn ngữ 106 106 98 8 335 335 323 12
Phát triển nhận thức 106 106 94 12 335 335 314 21
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội 106 106 94 12 335 335 312 23
Phát triển thẩm mỹ 106 106 99 7 335 335 315 20
Cộng 106 106 335 335
3. Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng năm học 2022-2023
3.1. Tập thể
- Nhà trường: Tập thể lao động tiên tiến;
- UBND huyện tặng giấy khen: Tổ chuyên môn 01.
- Chi bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Công đoàn: Vững mạnh
- Đoàn thanh niên: Vững mạnh
3.2. Danh hiệu cá nhân
- Lao động tiên tiến: 41/42 = 98%.
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 6/42 = 14,3%.
- UBND huyện khen: 03/42 = 7,2%.
- UBND tỉnh tặng bằng khen: 01/42 = 2,4%.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen: 01/42 = 2,4%.
- Giáo viên giỏi cấp trường: 30/37 = 81,9%.
- Giáo viên giỏi cấp huyện: 25/37 = 67,6%.
+ CSTĐ cấp tỉnh đề nghị: 01/42
II. Đánh giá chung
1.Ưu điểm
Trường MN Tiên Lãng được xây dựng tại khu dân cư thuộc Thôn Thác Bưởi II xã Tiên Lãng các điểm trường lẻ (Cống to; Thuỷ Cơ), 3/3 điểm trường cơ bản có đủ khối (phòng học, bếp ăn) và đều nằm trên trục đường chính tại trung tâm các thôn thuận tiện cho phụ huynh đưa, đón con đi học.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện, xã và chính quyền địa phương đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường ngày càng phát triển. 100% đội ngũ giáo viên đã được tuyển dụng vào biên chế, giáo viên, nhân viên được quan tâm ưu đãi, toàn trường có 42/50 cán bộ, giáo viên, nhân viên biên chế đạt tỷ lệ 84%, vì vậy mà đội ngũ rất phấn khởi và yên tâm công tác.
Công tác cải tạo cảnh quan môi trường tại các điểm trường được đầu tư quy hoạch khoa học, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện; đáp ứng được nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ.
Tổ chức thành công 03 chuyên đề: “Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ”; “Giáo dục dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ”; “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Phối hợp với Trạm y tế thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống tại nạn thương tích cho trẻ tại trường; thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo mùa.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng năng lực quản lý, chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ (0-2 tuổi) còn thấp so với mặt bằng chung toàn huyện
+ Nguyên nhân: Do trẻ còn nhỏ đang trong giai đoạn tiêm chủng, mọc răng, tập đi… một phần do nhận thức của một số phụ huynh chưa quan tâm tới nề nếp tổ chức lớp học của nhà trường, tùy tiện cho con nghi học.
Công tác ứng dụng CNTT đối với đội ngũ của nhà trường đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên chưa đáp ứng được so với yêu cầu đổi mới hiện nay.
+ Nguyên nhân: Trường có trên 80% CB,GV,NV trong độ tuổi nuôi con nhỏ, các điểm trường lẻ cách xa điểm trung tâm nên thời gian trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên rất hạn chế, vì vậy những giáo viên đăng ký ứng dụng CNTT trong giảng dạy mới chỉ áp dụng được đối với soạn bài trên máy tính và đưa KHGD lên hệ thống lưu trữ trên Drive, còn thiết kế hoạt động bằng bài giảng điện tử chưa thực hiện được (mới chỉ dừng lại ở các hoạt động khi thực hiện Chuyên đề, tiết mẫu...).
B. PHẦN THỨ 2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2023-2024
I. Thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ngành Giáo dục, của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội, các ban ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường theo Điều lệ Trường mầm non.
Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống kinh tế, văn hóa xã hội được nâng lên, hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã được mở rộng bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh đưa trẻ đến trường.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc; luôn có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ; đa số giáo viên đều nắm được, nắm chắc các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhà trường có đủ các khối phòng cho nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; khối phòng tổ chức ăn; khối phòng hành chính – quản trị theo quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT; phòng học kiên cố đạt tỷ lệ 100%; 100% các bếp ăn của nhà trường đều được cải tạo, sửa chữa và vận hành theo quy trình bếp ăn một chiều; 100% các nhóm, lớp có nhà vệ sinh đảm bảo quy định.
17/17 nhóm, lớp có thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT, ngày 23/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 100% các điểm trường đều có sân chơi, 100% các sân chơi đều có các thiết bị đồ chơi ngoài trời, có 3/3 sân chơi có từ 5 loại thiết bị, đồ chơi trở lên; 3/3 điểm trường đều quy hoạch các khu vui chơi dân gian, khu vườn rau, khu trồng hoa, khu vực chơi với các thiết bị vận động.
Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường tâm huyết, phối hợp thường xuyên với nhà trường trong công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh trong trường tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và cải tạo môi trường.
2. Khó khăn
Nhà trường địa bàn rộng, các điểm cách xa nhau, diện tích một số phòng học nhỏ, hẹp so với định biên trẻ/nhóm, lớp. Bên cạnh đó là những bất cập về CSVC việc quản lý và chỉ đạo gặp nhiều khó khăn.
Cán bộ quản lý còn thiếu chủ động, thiếu tính chiến lược (01 đ/c Phó hiệu trưởng), vấn đề liên quan đến truyền thông còn bị động. Vì vậy ảnh hưởng đến việc quản lý, điều hành, kiểm tra các hoạt động của giáo viên, nhân viên.
Công tác bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ đào tạo, kỹ năng sư phạm, ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên của CBQL còn một vài bất cập.
Các hộ gia đình (phụ huynh) làm đa ngành nghề(Ngư nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp và lao động tự do... là chính), do vậy mức thu nhập của gia đình trẻ em còn thấp, chưa ổn định, dẫn đến điều kiện chăm lo cho con em của nhiều gia đình còn hạn chế.
Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học chưa được đầu tư tập trung, đồng bộ.
Giá cả thực phẩm có nhiều biến động, tăng cao so với cùng kỳ nên việc lên thực đơn cho trẻ gặp nhiều khó khăn; chất lượng bữa ăn của trẻ chưa tốt.
II. Tình hình nhà trường
1. Về đội ngũ CB,GV,NV
Tổng số CB,GV,NV: 48. Trong đó:
- CBQL: 03. Trình độ: Đại học: 03.
- Giáo viên: 37. Trong đó:
+ Biên chế: 37.
+ Trình độ đào tạo: Đại học: 27; Cao đẳng: 4; Trung cấp: 6;
- Nhân viên; 08 (01 kế toán; 01 nhân viên y tế; 06 cấp dưỡng).
+ Trình độ: Đại học; 01(NVKT); CĐ; 01(nhân viên y tế) Trung cấp: 02 nhân viên cấp dưỡng); sơ cấp: 02 (nhân viên cấp dưỡng).
Cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên
Kế toán VT-HC Y tế Cấp dưỡng
Biên chế 3 37 1 0 1 0
Hợp đồng 0 0 0 0 0 0
HĐ trường 0 0 0 0 0 6
Biệt phái 0 0 0 0 0 0
Cần 3 37 1 0 1 6
Thừa 0 0 0 0 0 0
Thiếu 0 0 0 0 0 0
2. Về trẻ
Nhóm, lớp KH giao Thực hiện Trẻ học 2 buổi/ ngày/ tỷ lệ Trẻ ăn bán trú/ tỷ lệ Trẻ khuyết tật Trẻ có HC đặc biệt (mồ côi, bệnh tật,..) Trẻ tuyển mới
Nhóm, lớp Trẻ Nhóm, lớp/ tỷ lệ Trẻ/ tỷ lệ
Nhóm trẻ 5 106 5/5= 100% 106/106=
100% 106/106 = 100% 106/106 =100% 0 1(mồ côi) 64
Mẫu giáo 12 317 12/12= 100% 317/317 = 100% 317/317 = 100% 317/
317 = 100% 0 1(mồ côi) 32
5 tuổi 4 103 4/4=
100% 103/103=100% 103/103=100% 103/103=100% 0 0
Cộng 17 423 17 423 423 423
Tổng số thôn, khe bản toàn xã: 06 thôn, bản
Số thôn có nhóm lớp: 3/6 = 50,0% (1/3 điểm trường ghép từ 2 đến 3 thôn).
3. Cơ sở vật chất, thiết bị: (phụ lục riêng)
III. Nhiệm vụ, giải pháp
1. Nhiệm vụ chung
1.1. Thực hiện Chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” gắn kết với việc nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”.
1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà nước; đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lí, quản trị nhà trường theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt, tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng và hiệu quả,năng lực tự chủ, thực hiện tốt dân chủ . Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong công tác quản lí và nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
1.3. Chú trọng công tác phát triển mạng lưới lớp học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em; gắn với công tác rà soát sắp xếp, quy hoạch; tăng cường các giải pháp huy động trẻ nhà trẻ và mẫu giáo dưới 5 tuổi đến trường ; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi (PCGDMNTNT).
1.4. Đẩy mạnh phát triển chương trình GDMN phù hợp với điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non, khả năng và nhu cầu của trẻ. Tiếp tục thực hiện các Chuyên đề, Chương trình để đổi mới, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em.
1.5. Đảm đảm các điều kiện thực hiện Chương trình GDMN: Về số lượng giáo viên, bố trí bảo đảm số lượng giáo viên/nhóm, lớp theo quy định; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên mầm non (GVMN), bảo đảm đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN.
1.6. Rà soát, đối chiếu kết quả thực trạng với các Đề án, Kế hoạch phát triển GDMN để tham mưu các giải pháp hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; chuẩn bị tổng kết, đánh giá vào năm 2025.
2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể
2.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và cải cách hành chính trong GDMN
a. Chỉ tiêu
- 100% CBQL, GV, NV nắm được các văn bản chỉ đạo của các cấp về giáo dục mầm non.
- Có kế hoạch kiểm tra nội bộ; thực hiện kiểm tra nội bộ các nhiệm vụ giáo dục mầm non của các bộ phận, tổ khối chuyên môn, giáo viên; phấn đấu 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được kiểm tra trong năm học.
-Tập trung chỉ đạo chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Nâng cao hiệu quả phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
- 100% các điểm trường có hòm thư góp ý và công khai số điện thoại đường dây nóng để phản ánh các vấn đề về giáo dục.
- Tổ chức lấy ý kiến của cha mẹ trẻ về các dịch vụ, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ít nhất 1 lần/ năm học.
- Triển khai, tạo điều kiện cho CBGV tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ… (Tiếp tục bố trí sắp xếp thời gian tạo điều kiện cho 05 giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn theo Luật giáo dục năm 2019).
- Phấn đấu 100% cán bộ quản lý thực hiện và sử dụng tốt ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao.
- Tăng tỷ lệ huy động trẻ Nhà trẻ và trẻ 3 tuổi ra nhóm, lớp, duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo quy định của chỉ tiêu Phổ cập GDMNCTENT
b. Giải pháp
* Triển khai kịp thời, nghiêm túc, có hiệu quả các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, chính sách hiện hành và văn bản chỉ đạo về GDMN.
-Tiếp tục rà soát văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực GDMN, tham mưu đề xuất sửa đổi những nội dung không phù hợp.
- Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn xã Tiên Lãng, giai đoạn 2022-2025; quan tâm các mục tiêu kiên cố hóa trường lớp, nâng chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ giáo viên mầm non, huy động trẻ mầm non ra lớp, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số… theo các văn bản chỉ đạo của các cấp
* Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình
- Thực hiện tự chủ về quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường đồng thời chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội, người học và cơ quan quản lý về các hoạt động của nhà trường; tổ chức hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo nhà trường, cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân liên quan về các vấn đề xã hội đang quan tâm. Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường, Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục năm học của nhóm lớp, kế hoạch chủ đề, tuần, ngày và phát triển chương trình phù hợp với bối cảnh địa phương, đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo quy định; lựa chọn các hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; sử dụng hệ thống hồ sơ sổ sách đúng quy định, khoa học, tinh gọn, hiệu quả đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tích cực, chủ động bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, quản trị nhà trường; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin công nghệ số trong quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường; thực hiện tốt quy chế dân chủ và công khai theo quy định.
- Thực hiện tốt việc quản lý, lựa chọn, sử dụng đồ chơi, tài liệu, học liệu theo quy định hiện hànhtheo các Thông tư của Bộ GDĐT : Chỉ đạo giáo viên các nhóm, lớp đề xuất danh mục thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhóm, lớp; thành lập tổ lựa chọn thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và đề nghị mua sắm; trình cấp có thẩm quyền trang cấp bổ sung theo quy định.
- Xây dựng dự toán kinh phí, quy chế chi tiêu nội bộ theo văn bản hướng dẫn của các cấp; sử dụng nguồn ngân sách được trang cấp đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; lưu trữ đầy đủ chứng từ thu chi theo quy định. Thỏa thuận, thống nhất với phụ huynh về các khoản thu dịch vụ trong năm học 2023-2024 theohưởng dẫn số 2593/SGDĐT-KHTC ngày 19/9/2023 về việc thực hiện Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND ngày 27/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạtđộng giáo dục trongcác cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục,thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
* Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong nhà trường
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đúng tiến độ, nội dung kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường, trong năm học 2023-2024 tập trung kiểm tra công tác quản lý của nười đứng đầu, của các tổ khối chuyên môn, thực hiện nhiệm của của giáo viên, nhân viên; việc quản lý tài sản, tài chính trong nhà trường, công tác nuôi dưỡng trẻ. Ngoài thực hiện kiểm tra nội bộ, Ban lãnh đạo nhà trường tăng cường kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên tại các điểm trường.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban lãnh đạo thôn để nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên tại các điểm trường lẻ; tâm tư nguyên vọng của phụ huynh về chất lượng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đồng thời huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ, cộng đồng dân cư trong quản lý, giám sát; kịp thời phát hiện và chấn chỉnh hiện tượng vi phạm quy chế, điều lệ, quy định về đạo đức nhà giáo…trong nhà trường; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân vi phạm các quy định hiện hành.
* Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính trong GDMN.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính trong nhà trường, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính của nhà trường; nâng cao mức độ hài lòng của người dân và cha mẹ trẻ đối với dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường. Kịp thời báo cáo lên cấp trên những nội dung vượt thẩm quyền giải quyết của đơn vị.
Xây dựng và sử dụng hiệu quả hộp thư góp ý tại nhà trường. Công bố công khai số điện thoại đường dây nóng của đơn vị trên bảng thông báo tại góc tuyên tuyền của các nhóm, lớp, điểm trường. Nắm bắt tình hình và cải tiến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của phụ huynh về các dịch vụ.
Trong năm học, tập trung kiểm tra: (1) Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024; (2) Lồng ghép các nội dung kiểm tra về sử dụng và bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi; thực hiện Chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” gắn kết với việc nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” và phòng chống bạo lực học đường; tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số... Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, công khai theo đúng quy định. tập trung kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện đối với các khoản thu đầu năm học; công tác quản lý tài chính, tài sản; công tác tổ chức hoạt động bán trú , việc thực hiện các chính sách đối với trẻ em, nhà giáo, nhân viên; thực hiện quy định về công khai theo quy định.
Giáo viên, NV cần kịp thời báo cáo BGH những nội dung phụ huynh đề xuất, kiến nghị để nhà trường có biện pháp giải quyết kịp thời hoặc trình cấp trên.
2.2. Rà soát, sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp
a. Rà soát, sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp.
* Chỉ tiêu
- Duy trì mạng lưới các điểm trường, nhóm, lớp: 3 điểm trường (01điểm chính và 02 điểm lẻ); 17 nhóm, lớp (05 nhóm trẻ và 12 lớp mẫu giáo).
Nhóm lớp Độ tuổi Số nhóm lớp Điểm trường


NHÀ TRẺ 18-24 Tháng tuổi 01 Khu Chính
25-36 Tháng tuổi 02 Khu Chính

NT ghép 18,24,36 tháng
02 01 Thủy Cơ
01 Cống To



MẪU GIÁO MG 3-4 Tuổi 03 Khu Chính
MG 4-5 Tuổi 03 Khu Chính
MG 5-6 Tuổi 03 Khu Chính
01 Thủy Cơ
MG ghép 3,4,5 tuổi 01 Cống To
MG ghép 3,4 tuổi 01 Thủy Cơ
TỔNG SỐ 17
- Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt từ 50% trở lên; trẻ mẫu giáo ra lớp đạt từ 97% trở lên;100% trẻ hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non.Tỷ lệ chuyên cân các lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt từ 95% trở lên, mẫu giáo dưới 5 tuổi đạt từ 90% trở lên.
* Biện pháp thực hiện:
- Nhà trường tiếp tục tham mưu với UBND xã quy hoạch, giành quỹ đất cho việc mở rộng quy mô sân vườn, phòng học, các phòng chức năng cho điểm Trường Chính.
- Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương. Đặc biệt là Bí thư chi bộ - Trưởng thôn để huy động tối đa số trẻ em trong độ tuổi ra lớp.
b.Tăng cường cơ sở vật chất
* Chỉ tiêu :
- Phấn đấu 100% nhóm, lớp đủ bộ danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu và sử dụng có hiệu quả.
- 100% giáo viên phải có đủ tài liệu, đồ dùng dạy học theo danh mục thiết bị GDMN tối thiểu, theo chương trình.
- 3/3 bếp ăn đảm bảo đầy đủ các đồ dùng, vật dụng phục vụ hoạt động tổ chức nuôi dưỡng, không sử dụng đồ dùng, vật dụng làm bằng nhựa tái chế.
- 3/3 điểm trường, sân chơi có đủ từ 3-5 thiết bị đồ chơi ngoài trời và các khu vui chơi cho trẻ tham gia học tập và trải nghiệm.
* Biện pháp thực hiện:
- Tiếp tục tham mưu với phòng GDĐT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư cải tạo nâng cấp điểm trường khu chính (phòng học, sân chơi, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng thể chất để đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu tại Thông tư số 13/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT. 17/17 nhóm, lớp đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu.
- Rà soát thiết bị đồ dùng, đồ chơi tối thiểu của các nhóm, lớp để có kế hoạch mua sắm bổ sung vào đầu năm học mới từ nguồn ngân sách được giao hàng năm của nhà trường; tham mưu với lãnh đạo ngành trang cấp bổ sung các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu cho các nhóm lớp.
- Chỉ đạo các nhóm, lớp tăng cường nguyên vật liệu mở và khuyến khích sự tham gia của trẻ trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu mở để phục vụ hoạt động giáo dục tại các nhóm, lớp. Chỉ đạo GV làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động giáo dục; Hằng năm, nhà trường chủ động tổ chức đánh giá, phổ biến nhân rộng những sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi tự làm có chất lượng tốt, có tính ứng dụng cao. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong khi sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu tạo ra các sản phẩm và đồ dùng đồ chơi tại các lớp.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng, học liệu, tài liệu theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
- Đầu năm học tiến hành rà soát trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, rà soát đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, cơ sở vật chất các nhóm, lớp của 3/3 điểm trường, tiến hành quy hoạch, sửa chữa. Quyét vôi, làm sân trường bong chóc, sáng sân khu vục phía sau dẫy phòng học, thay bóng điện thắp sáng; sửa chữa bình nóng lạnh, điều hòa...các thiết bị vệ sinh... của (các điểm trường; Sửa chữa, phun sơn đồ chơi ngoài trời cho 3/3 điểm trường Khu Chính; Cống To; Thủy Cơ). Mua sắm chậu hoa, cây cảnh cải tạo khuôn viên môi trường (xanh, thân thiện). Mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi tối thiểu cho các nhóm, lớp, mua đồ dùng phục vụ bán trú (200 chiếu nhựa, 02 bếp ga công nghiệp; 02 nồi cơm điện, 06 nồi 12 lít, 02 thùng chứa nước sạch "150 lít", 05 thùng đựng rác, 01 xe rác; 1000m dây bơm nước, 200 cốc inốc, các thiết bị, đồ dùng vệ sinh (chổi bông chít; chổi cước…). Ngoài ra mua sắm mới tài liệu, trang thiết bị, đồ dùng cho đội ngũ giáo viên, các nhóm, lớp (Dự kiến kinh phí khoảng 115 triệu đồng).
- Tích cực tham mưu với lãnh đạo PGD đầu tư kinh phí trang cấp trang thiết bị, tài liệu, đồ dùng cho các nhóm, lớp và thiết bị đồ chơi ngoài trời.
c. Nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
* Chỉ tiêu phấn đấu:
- Duy trì chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 trong năm học.
- Phấn đấu, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, xây dựng kế hoạch đề xuất cấp trên xây mới, chỉnh trang, sửa chữa các hạng mục về CSVC đáp ứng các yêu cầu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, và kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 trong năm học tiếp theo.
* Giải pháp thực hiện:
- Nhà trường tiếp tục rà soát hệ thống hồ sơ, minh chứng và báo cáo tự đánh giá theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ GDĐT quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non và Hướng dẫn số 5942/BGDĐT-QLCL, ngày 28/12/2018 về hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non.
- Tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất, cải tạo, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm trường; xây dựng cảnh quan môi trường an toàn- xanh- sạch đẹp.
- Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để 06 giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non hoàn thành chương trình học Đại học.
+ Thực hiện tốt công tác quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường;
+ Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi;
+ Xây dựng kế hoạch chủ động thực hiện tự đánh giá theo quy định; báo cáo với Phòng GD&ĐT kết quả tự đánh giá hàng năm.
+ Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương xây dựng Kế hoạch trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2023-2028 theo thông tư 19/2018 của BGD- ĐT, Đảm bảo cơ sở vật chất đủ đáp ứng yêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện bổ sung các tiêu chí đáp ứng yêu cầu trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
d. Tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và tổ chức nhóm, lớp
* Chỉ tiêu:
- Phấn đấu tăng tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi Nhà trẻ đạt 50% trở lên
- Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ Mẫu giáo từ 3-5 tuổi đạt trên 96%. Riêng trẻ 5 tuổi và trẻ mẫu giáo 4 tuổi đạt 100%. Đảm bảo sĩ số trẻ theo quy định/nhóm, lớp và trẻ được học 2 buổi/ngày, tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%.
- Tổng số trẻ: 423 trẻ. Trong đó
+ Nhà trẻ: 106 trẻ/5 nhóm; bình quân 21,2 trẻ/nhóm.
+ 3-4 tuổi: 81 trẻ/3 lớp; bình quân 27,0 trẻ/lớp.
+ 4-5 tuổi: 84 trẻ/3 lớp; bình quân 28,0 trẻ/lớp.
+ 5-6 tuổi: 103 trẻ/4 lớp; bình quân 25,75 trẻ/lớp.
+ 3,4,5 tuổi: 29 trẻ/1 lớp; bình quân 29 trẻ/lớp.
+ 3,4 tuổi: 20 trẻ /1 lớp; bình quân 20,0 trẻ/ lớp.
* Biện pháp thực hiện:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của phụ huynh đối với việc đưa con em ra lớp đúng độ tuổi; giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ.
- Phấn đấu huy động đạt từ 50 % trở lên; trên 96% trẻ mẫu giáo ra lớp, đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em trong độ tuổi muốn ra lớp đều được đến trường. Tổ chức học ghép từ 2-3 độ tuổi trong 1 lớp học đối với những điểm trường lẻ như (Cống To; Thủy Cơ);
- Tăng cường công tác tham mưu xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, bố trí đội ngũ đảm bảo số lượng, chất lượng để tổ chức chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo quy định;
- Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện. Có chính sách ưu tiên, hỗ trợ trẻ nhà trẻ khi trẻ đến trường như (Giảm một số khoản thu, có chế độ khẩu phần ăn riêng, duy trì chương trình sữa học đường đến với trẻ của 3/3 điểm trường), giữ vững niềm tin với các cha mẹ học sinh
- Tổ chức tốt các Hội thi, ngày lễ lớn trong năm như (ngày Khai giảng, tết Trung thu, tết Thiếu nhi... Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi đồ chơi tự tạo; Hội thi trang trí môi trường lớp học…; Hội thi giáo viên dạy giỏi… các lễ hội, hoạt động trải nghiệm của trẻ…) có sự tham gia vào cuộc của các bậc cha mẹ học sinh và trẻ em để thu hút trẻ đến trường.
đ. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GDMN.
* Chỉ tiêu
- 100% các nhóm, lớp nghiêm túc việc lựa chọn đồ chơi, học liệu, tài liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định;
- 100% nhóm, lớp khai thác sử dụng trang thiết bị được trang cấp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; bổ sung các tài liệu, học liệu, thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ; các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- 100% nhóm lớp tăng cường nguyên vật liệu mở và khuyến khích sự tham gia của trẻ trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu mở phục vụ hoạt động giáo dục.
- Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động giáo dục; chủ động tổ chức đánh giá, phổ biến nhân rộng những sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi tự làm có chất lượng tốt, có tính ứng dụng cao. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong khi sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu tạo ra các sản phẩm và đồ dùng đồ chơi.
* Biện pháp thực hiện
-Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục từ các nhà hảo tâm, các nguồn thu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân phát triển giáo dục mầm non.
- Tiếp tục tham mưu với UBND cấp xã để đề nghị UBND cấp huyện chỉ đạo các ban, ngành chức năng có liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% các điểm trường lẻ.
- Tham mưu cho Phòng GDĐT, UBND huyện; đồng thời chủ động bố trí kinh phí và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm điều kiện thực hiện Chương trình GDMN; đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập.
- Tăng cường công tac chỉ đạo, khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả kinh phí từ các nguồn lực đầu tư; cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có, hướng dẫn sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi, thiết bị cho CB, GV, NV. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi, thiết bị.
- Xây dựng môi trường giáo dục sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn-thân thiện, đảm bảo diện tích sân vườn là sân cỏ theo quy định; tận dụng sân chơi an toàn để xây dựng khu vui chơi thể chất, tăng số phòng chức năng, thư viện, vườn cây ăn quả, vườn rau, khuôn viên cây xanh bóng mát, cây cảnh… đáp ứng đổi mới hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường.
- Chủ động tích cực trang bị đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động GDMN tại nhà trường.
2.3. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi; chuẩn bị cho thí điểm phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 4 tuổi..
a. Chỉ tiêu
- 100% trẻ 5 tuổi đến trường, 100% trẻ học 2 buổi/ ngày và ăn bán trú tại trường; 100% trẻ dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt; được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng.
- 100% trẻ hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non.
- Có đủ phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi; 100% các phòng học được xây dựng kiên cố, đảm bảo diện tích theo quy định; 100% các lớp mẫu giáo 5 tuổi được trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu.
- 100% giáo viên mẫu giáo đạt trình độ chuẩn về đào tạo.
b. Giải pháp
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, giai đoạn 2021-2025: Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Kết luận số 51-KL/TW, Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” và các văn bản của Tỉnh, Sở GDĐT. Giao đồng chí Hà Thúy Vân, phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách công tác phổ cập, cập nhật dữ liệu năm 2023 trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, đảm bảo sự thống nhất, tính chính xác về số liệu giữa phần mềm phổ cập với cơ sở dữ liệu ngành và các báo cáo thống kê theo quy định tại cùng một thời điểm báo cáo; thực hiện tự kiểm tra và phối hợp với các trường TH, THCS trên địa bàn xã Tiên Lãng tham mưu với UBND xã hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo đúng quy định.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; quan tâm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường, thực hiện chương trình sữa học đường để cải thiện chiều cao cho trẻ; phấn đấu 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
- Đầu tư đủ đồ dùng, thiết bị theo danh mục tối thiểu và bố trí giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn dạy ở các lớp mẫu giáo 5 tuổi và lớp mẫu giáo ghép có trẻ 5 tuổi (tối thiểu 1 cô có trình độ Đại học/lớp), nhằm đảm bảo vững chắc các điều kiện, tiêu chuẩn cho công tác phổ cập. Tạo điều kiện để 02 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi tham gia các lớp học đào tạo nâng chuẩn.
- Tạo điều kiện cho CBGV tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ làm phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, tăng cường công tác tự học tập bồi dưỡng thường xuyên. Cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục xóa mù chữ đảm bảo kịp thời, chính xác, có hiệu quả.
- Chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định; xây dựng kế hoạch bổ sung các điều kiện, đặc biệt điều kiện về đội ngũ và CSVC nhằm đáp ứng yêu cầu phổ cập GDMNCTENT trong giai đoạn mới, ưu tiên bố trí cơ sở vật chất đội ngũ để đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn cho công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi; chuẩn bị triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi. Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đặc biệt trẻ nhà trẻ; tăng cường các biện pháp tăng tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi đến trường.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách hiện hành của Trung ương và Tỉnh đối với trẻ mầm non.
2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em
a. Sẵn sàng thích ứng linh hoạt với tình hình thiên tai, dịch bệnh; bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ
* Chỉ tiêu
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống thiên tại và các tai nạn, rủi ro khác…. Trong quá trình trẻ tham gia học tập, vui chơi, trải nghiệm tại trường, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Phấn đấu 17/17 nhóm, lớp xây dựng môi trường chăm sóc, giáo dục tuyệt đối an toàn thực hiện “mỗi nhóm, lớp là một vùng xanh, an toàn”.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, không có bạo lực học đường trong nhà trường; đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh
- Phấn đấu 90% trở lên trẻ em của trường nhận biết và thực hiện thành thạo vệ sinh các nhân hàng ngày (rửa tay dưới vòi nước chảy, rửa tay bằng xà phòng, nước diệt khuẩn…), trước, sau bữa ăn, trước, sau khi đi vệ sinh, sau các giờ học tập, vui chơi...
* Biện pháp thực hiện:
- Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN; Chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng Chuyên đề ‘‘Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ’’ vào nhiệm vụ thường xuyên của trường. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng KHGDlồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích, giáo dục kiến thức, kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định hiện hành vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục hàng ngày cho trẻ.
- Phối hợp với trạm Y tế xã trong việc thực hiện phòng chống dịch bệnh đảm bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh. Xây dựng các phương án sẵn sàng ứng phó với những diễn biến phức tạp khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
- BGH thường xuyên, chủ động kiểm tra, rà soát các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…., hệ thống điện nước, lan can, cửa, cổng, tường rào, cây xanh… phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ, kịp thời khắc phục,
- Phấn đấu 100% các nhóm, lớp học an toàn cho trẻ phòng, chống tai nạn thương tích, không bạo hành trẻ.
- Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi, đồng hành các hoạt động cùng với trẻ, giúp trẻ nhận biết được các mối nguy hại, một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh.
- Đón trả trẻ từ tay phụ huynh, tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ.
- Nhân viên y tế trường học, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng, biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ.
b. Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN
* Chỉ tiêu:
+ Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
- 100% trẻ được học 2 buổi/ ngày, 100% trẻ ăn bán trú, 100% trẻ được uống sữa tại trường.
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kì ít nhất 1 lần/ năm học; 98% trẻ có chiều cao, cân nặng phát triển bình thường theo lứa tuổi; 100% trẻ suy dinh dưỡng được chăm sóc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.
- 100% các bếp ăn đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, sơ chế, chế biến, lưu mẫu thức ăn.
* Biện pháp thực hiện:
- Nhà trường quản lý chặt chẽ như (hợp đồng thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác phục vụ công tác bán trú với một nhà cung ứng đó là Hợp tác xã Đoàn Kết, đồng thời công khai các nguồn thực phẩm nhập về, phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức nhiều đợt kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn , thực phẩm tại các bếp ăn bán trú của nhà trường;
- Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc giờ nào việc ấy đúng quy chế chuyên môn, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ và ATTP của nhà trường; 100% trẻ được chăm sóc đảm bảo an toàn tuyệt đối, không xảy ra tai nạn rủi ro, ngộ độc thực phẩm;
- Mỗi bữa ăn của trẻ phải đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất béo, đạm (cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật), vitamin và muối khoáng;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giao nhận thực phẩm có (sổ nhật ký giao, nhận thực phẩm hàng ngày), giao cho nhân viên y tế kiểm tra vệ sinh ATTP thực phẩm hàng ngày rồi mới nhận thực phẩm khi thực phẩm đảm bảo ATTP;
- Thực hiện nghiêm túc các quy trình sơ chế, chế biến thực phẩm theo quy trình bếp một chiều, đảm bảo việc lưu mẫu đúng quy trình và công tác kiểm thực ba bước.
* Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề năm học“Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” gắn kết với việc nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”.
- Nhà trường xây dựng chương trình giáo dục nhà trường, chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục năm học, theo hướng đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi quy định tại Chương trình GDMN và định hướng chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Công khai chương trình, kế hoạch giáo dục theo quy định: Tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch giáo dục theo quy định. Thực hiện kế hoạch 35 tuần/ năm; 100% các nhóm, lớp tổ chức học 2 buổi/ ngày; giáo viên tuyệt đối không dạy trước chương trình; không tổ chức khảo sát trẻ trước khi chuyển lên cấp Tiểu học.
- Năm học 2023-2024 tiếp tục thực hiện ứng dụng mô hình giáo dục STEAM vào thực hiện chương trình GDMN; căn cứ vào điều kiện thực tiễn, giáo viên tại các nhóm, lớp có thể linh hoạt lựa chọn các hình thức ứng dụng phương pháp STEAM để phù hợp với nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi, cụ thể: (1) Hoạt động STEAM hoặc câu lạc bộ STEAM. (2) Bài học STEAM (bài học 5E; EDP);(3) Dự án STEAM.
- Nhà trường triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá thực hiện Chương trình theo quy định. Hỗ trợ giáo viên tại các nhóm, lớp thực hiện hiệu quả chương trình GDMN.
- Đẩy mạnh phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhóm, lớp, khả năng và nhu cầu của trẻ. Tiếp tục tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ GVMN thực hiện phát triển Chương trình giáo dục nhà trườngtheo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, LTLTT.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”;
- Xây dựng và khai thác hiệu quả kho tài liệu, học liệu, các video trực tuyến dùng chung để hỗ trợ thực hiện Chương trình, đồng thời hỗ trợ cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà phù hợp với điều kiện của gia đình thông qua các ứng dụng facebook, zalo, website nhà trường và các ứng dụng công nghệ khác, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động hàng ngày của nhà trường. Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả quản lý. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, bảo đảm tính thống nhất, khách quan, chính xác và kịp thời.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên khai thác sử dụng tài liệu, học liệu; lựa chọn khai thác, sử dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN và các tài liệu hướng dẫn tổ chức giáo dục được Bộ GDĐT thẩm định, ban hành.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một, trong đó chú trọng các giải pháp phối hợp giữa mầm non và tiểu học, phù hợp yêu cầu liên thông từ mầm non lên tiểu học.
- Xây dựng các phương án thực hiện Chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch,tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục. Thực hiện việc công khai chương trình và chất lượng thực hiện chương trình theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ theo quy định của chương trình GDMN. Tiếp tục hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp Một.
- Chất lượng giáo dục trẻ em; 100% trẻ học 2 buổi/ngày;
Các lĩnh vực Bình quân trẻ đạt Ghi chú
Phát triển Thể chất 95%
Phát triển Nhận thức 91%
Phát triển Ngôn ngữ 90,6%
PT Tình cảm - xã hội 89%
Phát triển thẩm mỹ 91,3%
+ 17/17 nhóm, lớp có góc tuyên truyền, trang trí nhóm, lớp khoa học, đúng chủ đề và theo Chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”
+ Trên 95% trẻ mẫu giáo, 90% trẻ nhà trẻ đi học chuyên cần;
- Chất lượng giáo viên
+ 100% giáo viên có đầy đủ hồ sơ, đồ dùng dạy học; Làm từ 35-40 bộ đồ dùng dạy học/năm học/giáo viên.
+ 100% giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.
+ 100% GV có đủ kế hoạch giáo dục, kế hoạch chủ đề, kế hoạch ngày, tuần… đảm bảo phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, nghiên cứu kỹ hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục.
+ 100% giờ dạy, các hoạt động có đủ đồ dùng, trang thiết bị.
+ 12/12 lớp mẫu giáo thực hiện ứng dụng mô hình giáo dục Stem/Steam vào thực hiện chương trinh.
+ Trên 80% GV khai thác, sử dụng tài liệu, học liệu trực tuyến hiệu quả.
- Công tác chuyên môn:
* Về hội thi, chuyên đề cấp huyện
1. Hội thi: “Xây dựng trường Mầm non xanh, sạch, an toàn (cấp trường) tháng 10/2023
2. Ngày hội “Sắc màu của bé” cấp huyện (Cấp huyện) tháng 12/2023 MN Đông Ngũ, MN Yên Than tổ chức tại trường Mầm non Đông Ngũ.
3. Hội thi “Ngày hội bé mầm non vui khỏe” (Cấp huyện) Thi tại trường Mầm non Đồng Rui.
+ Chuyên đề 1: “Phương pháp tổ chức các hoạt động làm quen với Toán (cấp huyện) tháng 11/2023 tại trường Mầm non Yên Than
+ Chuyên đề 2: “Chuyên đề: Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở giáo dục mầm non - cấp huyện”. tháng 01/2024; tại trường Mầm non Phong Dụ
+ Chuyên đề 3: “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm”. tháng 3/2024; tại trường Mầm non Hoa Hồng
+ Giao lưu: tăng cường tiếng việt cho trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số - (cấp huyện) tháng 4/2024; Trường MN Hà Lâu, Điền Xá tại Trường Mầm non Hà Lâu
* Về hội thi, chuyên đề cấp trường
Hội thi: “Xây dựng trường Mầm non xanh, sạch, an toàn” (Dự kiến thực hiện tháng 10/2023) Đ/c Hà Thúy Vân phụ trách
Hội thi “Ngày hội bé mầm non vui khỏe” Đ/c Hoàng Thị Liên phụ trách
+ Chuyên đề: Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở giáo dục mầm non (Dự kiến thực hiện tháng 2/2024) Đ/c Hoàng Thị Liên phụ trách
+ Chuyên đề: “Phương pháp tổ chức các hoạt động làm quen với Toán” (Dự kiến thực hiện tháng 3/2024) Đ/c Hà Thúy Vân phụ trách.
+ Chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm”. (Dự kiến thực hiện tháng 4/2024) Đ/c Hoàng Thị Liên phụ trách
- Về công tác tập huấn
(1) Tập huấn bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và xây dựng trường học hạnh phúc;
(2) Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2023-2024;
(3) Các nội dung tập huấn khác do Sở GDĐT triển khai.
- Sau các Hội nghị tập huấn cấp huyện, nhà trường triển khai tập huấn cho 100% CBQL, GVMN tại nhà trường và báo cáo về Phòng GDĐT, báo cáo tình hình và kết quả hoạt động hỗ trợ chuyên môn hai chiều về Phòng GDĐT.
- Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở GDMN cấp trường theo đúng chu kỳ quy định . Tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở GDMN cấp tỉnh do Sở GDĐT tổ chức trong năm học 2023-2024 (dự kiến vào tháng 03-04/2024 sẽ có kế hoạch triển khai riêng).
- Thực hiện nghiêm túc việc cập nhật thông tin về đội ngũ CBQL, GV, NV tại phần mềm cơ sở dữ liệu ngành.
2.5. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
a. Chỉ tiêu
- Kết quả tự đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp:
+ Tốt: 17/37 đạt tỷ lệ: 46%
+ Khá: 20/37 đạt tỷ lệ: 54%
+ Đạt: 1/37 đạt tỷ lệ 2.7%
- Xếp loại viên chức:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 15/37 đạt 40,5%.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 23/37 đạt 62%.
+ Hoàn thành nhiệm vụ: 0.
- 100% giáo viên có trình độ trung cấp tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có từ 84% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên.
- 100% CBGVNV thực hiện đúng kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, tác phong làm việc; quy tắc ứng xử trong nhà trường.
- 100% CB, giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên năm học 2023 - 2024.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết thực hiện, duy trì việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các Văn bản quy phạm, pháp luật khác trong chương trình giáo dục.
- 3/3 đ/c cán bộ quản lý đạt chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ loại khá trở lên và 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Trong đó có 90% GV đạt từ loại khá trở lên.
- 100% CBQL, giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, mạng internet…
- 100% cán bộ, giáo viên tham gia “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”;“xây dựng nhóm, lớp học xanh - sạch đẹp - an toàn - thân thiện”;“Phẩm chất đạo đức Nhà giáo, văn hóa ứng xử nơi công sở”; “Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non”; “Ứng dụng CNTTC trong công tác quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ”; “Tiếp cận học qua chơi với Stem/Steam”.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên ký kết thực hiện Quy chế hoạt động tại cơ quan với các chỉ tiêu, tiêu chí thi đua rõ ràng về trang phục, phong cách, giao tiếp ứng xử văn hóa trong nhà trường và nơi công sở.
- Phát triển đảng viên: Phấn đấu kết nạp từ 2 Đảng viên trong năm học
b. Giải pháp
- Nhà trường tiếp tục rà soát, xin ý kiến của đội ngũ giáo viên, nhân viên xây dựng các quy chế trong nhà trường. Chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử, nội quy, quy chế của nhà trường; thực hiện nghiêm túc các quy định về kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo, văn hóa ứng xử.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với cấp học và nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Các cơ sở GDMN tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh, địa phương, gắn với cấp học và nhiệm vụ cụ thể của CBQL, GV, NV.
- Thực hiện bồi dưỡng đội ngũ bằng nhiều hình thức như: Tổ chức các buổi Hội nghị, sinh hoạt chuyên môn, tham quan học tập; chia sẻ các đường link hay trong tổ chức các hoạt động giáo dục, khai thác các trang mạng xã hội… tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động mẫu để giáo viên học tập, chia sẻ kinh nghiệm; Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc việc học tập bồi dưỡng thường xuyên; nâng cao ý thức của giáo viên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng.
- Rà soát, đánh giá kết quả đạt được và tiếp tục triển khai thực hiện Đề án, kế hoạch, quyết định của các cấp về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN giai đoạn 2018-2025, tạo điều kiện để GVMN được bồi dưỡng đạt chuẩn đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019.
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN và hướng dẫn thực hiện đánh giá theo chuẩn được quy định tại các văn bản hiện hành . Tổ chức đánh giá đội ngũ giáo viên đảm bảo thực chất, hiệu quả nhằm phát huy năng lực, khả năng sáng tạo của CBQL, giáo viên, tránh chạy theo thành tích. Qua đánh giá, xác định được năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của CBQL, GV nhằm đáp ứng yêu cầu của các chuẩn quy định. Báo cáo kết quả tự đánh giá về phòng GDĐT theo quy định.
- Thường xuyên rà soát, tham mưu với phòng GDĐT về nhu cầu sử dụng GV, nhân viên trong nhà trường, đảm bảo số lượng giáo viên theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với đội ngũ GVMN theo quy định hiện hành; quan tâm sắp xếp đảm bảo thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho đôi ngũ theo luật lao động, kinh phí chi trả cho nhân viên cấp dưỡng.
- Tiếp tục tham mưu với các cấp có thẩm quyền những bất cập trong hệ thống chế độ chính sách, chế độ làm việc đối với giáo viên; đề xuất chính sách thu hút GVMN; ưu đãi, tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những nhà giáo tiêu biểu, có đóng góp tích cực hoặc có thành tích đột xuất trong công tác GDMN.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường và thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp chuyên môn với trường mầm non Điền Xá; Tổ chức diễn đàn qua mạng để trao đổi, chia sẻ chuyên môn; tăng cường hoạt động của đội ngũ cốt cán của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn.
- Tham gia đầy đủ các nội dung tập huấn do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức tập huấn . Năm học 2023-2024 nhà trường tập tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên một số nội dung sau: Lập kế hoạch giáo dục năm học, chủ đề, tuần, ngày; ứng dụng phương pháp dạy học steam trong tổ chức hoạt động; phát triển chương trình giáo dục mầm non; thiết kế môi trường hoạt động giáo dục; tổ chức các hoạt động giáo dục từ các nguyên liệu địa phương; hướng dẫn thực hiện hệ thống hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động mẫu; dự kiến năm học 2023 - 2024 nhà trường tổ chức 13 hoạt động mẫu, cụ thể như sau:
TT Thời gian Đề tài Người thực hiện
1 Tháng 10/2023 TCKNXH: Kỹ năng thoát hiểm khi sẩy ra hỏa hoạn. Lý Thị Hương
2
HĐVĐV: Xếp chồng Sái Thị Minh
3 Tháng 11/2023 Hoạt động âm nhạc: Vận động theo nhip điệu Đinh Thị Hòe
4 Hoạt động: Nghe nhận biết âm thanh, của đồ vật, tiếng kêu, con vật Tô Thị Dinh
5 Tháng 12/2023 STem Hà Thị Thùy
6 NB: Nếm vị thức ăn Tô Thị Hoa Mơ
7 Tháng 01/2024 HĐVĐV: Nhón nhặt đồ vật Bế Thị Thu
8 Xác định vị trí phía trước - phía sau; phía phải - phía trái so với bản thân Lê Thị Thủy
19 Tháng 3/2024 Kể chuyện Lê Thị Phương
10 Tạo hình: xé dán giấy Lê Thị Sen
11 Tháng 3/2024 KPKH: Ích lợi của nước Đinh Huệ
12 Toán: Chắp ghép các hình học thành hình mới theo ý thích và theo yêu cầu Lê Thúy Linh
13 Tháng 4/2024 TCKNXH: Kĩ năng hợp tác Trịnh Thị Ba
- Cập nhập đầy đủ thông tin CBQL,GV,NV tại phần mềm cơ sở dữ liệu ngành.
2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế
a. Chỉ tiêu
- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh học sinh và các ban ngành, các nhà hảo tâm về công tác xã hội hoá giáo dục cụ thể:
+ Mua bổ sung xốp trải nền cho các nhóm, lớp, mua ti vi cho 1 nhóm trẻ, lắp rèm cửa cho điểm trường Cống To. Mua sắm các thiết bị phuc vụ công tác tổ chức bán trú (giường, chiếu, chăn, đệm, nồi, xoong, xô, chậu...) nguồn kinh phí huy động PHHS đóng góp từ 25-30%;
- Các điểm trường có chậu hoa, cây cảnh, tạo khuôn viên, vườn hoa, vườn rau phù hợp với môi trường
- Phấn đấu trong năm nguồn XHH: từ 30 - 35 triệu đồng.
* Biện pháp thực hiện:
- Căn cứ tình hình thực tế, đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch vận động tài trợ; thành lập tổ vận động để trực tiếp tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, phụ huynh tham gia hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, thực phẩm cho trẻ… nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Quy trình vận động tài trợ thực hiện nghiêm túc theo Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT.
- Tiếp tục ứng dụng các phương pháp giáo dục Steam trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; thực hiện có hiệu quả việc phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương.
- Chủ động xây dựng kế hoạch và thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, gia đình trẻ;
- Tăng cường huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư các nguồn lực để phát triển nhà trường;
- Tăng cường sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, các lực lượng xã hội và gia đình trẻ trong việc xây dựng tạo cảnh quan, môi trường sư phạm... phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Tích cực nghiên cứu, học hỏi trong việc áp dụng mô hình, phương pháp giáo dục hiệu quả của các trường bạn trong huyện, Phối hợp với trường MN Đông Hải tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ và các giải pháp phối hợp tạo sự thống nhất giữa giáo viên, chủ nhiệm và gia đình về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
- Chia sẻ các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ với các trường mầm non trong huyện
2.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
a. Chỉ tiêu
- 100% giáo viên thực hiện soạn giáo án bằng máy vi tính, 100% giáo viên thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục.
- Quản lý đội ngũ, tài chính, phổ cập, trẻ em trên các phần mềm: pcgd.moet.gov.vn; qlth.quangninh.edu.vn; phần mềm tính khẩu phần ăn của công ty Viettex.
- Sử dụng địa chỉ gmail để báo cáo và tiếp nhận văn bản; sử dụng chứng thư số trong quản lý tài chính, văn bản đi.
- Lưu trữ kế hoạch của 17/17 nhóm lớp trên Drive.
b. Giải pháp
- Triển khai thực hiện Quyết định số 1282/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2022 về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (UDCTTT) và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện nghiêm túc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2022-2023 của Phòng GDĐT và các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về UDCNTT và chuyển đổi số trong ngành giáo dục.
- Thực hiện UDCNTT trong quản lý, điều hành các hoạt động GDMN: Sử dụng các phần mềm để quản lý tài chính, tài sản trong nhà trường; phần mềm quản lý trường học; phần mềm cơ sở dữ liệu ngành; phần mềm phổ cập; phần mềm tính khẩu phần ăn; phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục.Từng bước chuyển đổi hồ sơ giấy, sang hồ sơ điện tử phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường; từng bước số hóa các nội dung giáo dục, triển khai các phương tiện trực tuyến để hướng dẫn, hỗ trợ CBQL, GV, cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Tiếp tục triển khai, rà soát, cập nhật đúng, đủ dữ liệu tại phần mềm cơ sở dữ liệu ngành theo quy định; đảm bảo chuẩn hóa dữ liệu ở các cấp quản lý nhằm hỗ trợ công tác khai thác, sử dụng và quản lý.
- Khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin gồm: Cổng thông tin điện tử của Tỉnh, Ngành GDĐT tại các địa chỉ: https://quangninh.gov.vn/; https://quangninh.gov.vn/So/sogiaoducdaotao/; hệ thống thư điện tử theo quy định tại Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ GDĐT; triển khai hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục và chống mù chữ theo Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT tại địa chỉ truy cập: http://pcgd.moet.gov.vn. Kho học liệu số tại địa chỉ https://elearning.moet.edu.vn. Chương trình giáo dục, thiếu nhi trên các Kênh truyền hình VTV1, VTV7.
- Cập nhật thường xuyên các tin bài, các văn bản quản lý nhà trường trên cổng thông tin của ngành, tại địa chỉ: http://tienyen.edu.vn//mntienlang. Giao đồng chí Hà Thúy Vân chỉ đạo giáo viên, nhân viên đăng tải các văn bản, hình ảnh hoạt động của nhà trường lên cổng thông tin.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; tổ chức Hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn tại trường (zalo, meet, messenger..).
- Các Phó hiệu trưởng, Người phụ trách CNTT của nhà trường luân phiên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo viên để sử dụng được máy vi tính, ứng dụng vào giảng dạy, tập trung toàn trường vào chiều thứ 5 tuần 1 và 3 trong các buổi bồi dương chuyên môn. Hướng dẫn giáo viên đăng tải các bài giảng, tài liệu vào trang e-learning GDMN của Bộ GDĐT để CBQL, GV thuận lợi trong tiếp cận với tài liệu.
- Tiếp tục duy trì và bổ sung sách, tranh cho thư viên nhà trường; xây dựng thư viện số và hướng dẫn giáo viên, phụ huynh khai thác tài nguyên trên thư viện số.
2.8. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non
a. Chỉ tiêu
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục mầm non.
- Tổ chức các cuộc tuyên truyền tới cha mẹ học sinh về các nội dung liên quan đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đảm bảo trên 85% số lượng người tham gia.
- 100% các lớp xây dựng góc tuyên truyền, góc cộng đồng.
- Triển khai có hiệu quả cổng TTĐT của trường (thuộc cổng thông tin của phòng GD&ĐT), tham gia viết tin bài về cổng TTĐT của ngành. Mỗi tổ chuyên môn đưa tin bài 1 lần/tháng.
- 100% các điểm trường đều có hòm thư góp ý; 100% các điểm trường công khai số điện thoại đường dây nóng để phản ánh các vấn đề về giáo dục.
b. Giải pháp
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ GDĐT về đổi mới và phát triển GDMN. Tập trung truyền thông về các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản có liên quan đến GDMN mới được ban hành, hoặc sửa đổi bổ sung, thay thế thuộc lĩnh vực GDMN hoặc có liên quan đến GDMN; vai trò, vị trí của GDMN. Phối hợp với các cơ quan báo chí tăng cường thông tin, truyền thông về GDMN qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, các hoạt động nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của cấp học; nhân rộng sáng kiến kinh nghiệm tốt trong quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ; gương người tốt việc tốt trong trường; tôn vinh các tấm gương nhà giáo điển hình, tiên tiến, tiêu biểu có nhiều đóng góp phát triển GDMN.
- Ứng dụng nền tảng công nghệ để truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ; thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục mầm non, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có khó khăn về các lĩnh vực phát triển, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và thực hiện chính sách đối với trẻ em, giáo viên theo quy định.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng các hình thức như tuyên truyền trực tiếp, thông qua góc tuyên truyền, thông qua ngày hội, ngày lễ, hội thi… bảo đảm hiệu quả, phù hợp, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ trong việc hướng dẫn cha mẹ về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; tăng cường công tác tuyên truyền đối với cha mẹ trẻ và cộng đồng nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đặc biệt quan tâm tuyên truyền tại các thôn Cống To, Thủy Cơ đưa trẻ nhà trẻ và 3-4 tuổi đến trường.
- Tăng tính chủ động trong công tác truyền thông, tuyên truyền trong CBGVNV, chú trọng công tác truyền thông, tuyên truyền về vai trò, vị trí của công tác GDMN, biểu dương, khen thưởng những tấm gương cán bộ, giáo viên, nhân viên điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên kiến thức, kỹ năng truyền thông, phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền của nhà trường; (xây dựng trang wed) điện tử để nhà trường, giáo viên và phụ huynh thường xuyên trao đổi về tình hình của các bé, công tác phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục...
2.9. Triển khai hiệu quả công tác thống kê, báo cáo về GDMN
a. Chỉ tiêu
- 100% các báo cáo của nhà trường được nộp đúng thời gian quy định đảm bảo chất lượng.
b. Giải pháp
- Giao trưởng các đoàn thể, tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ thống kê, báo cáo hàng tuần, tháng, kỳ, năm học… và chịu trách nhiệm với hiệu trưởng về số liệu báo cáo của tổ chức mình phu trách.
- Giao đồng chí Phó hiệu trưởng (Hoàng Thị Liên) phụ trách tổng hợp các số liệu báo cáo của trưởng các đoàn thể và tổ trưởng tổ chuyên môn. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về độ chính xác của các số liệu và thống nhất số liệu báo cáo như. Báo cáo thống kê trực tuyến (thongke.Smas…;). Đồng chí Phó hiệu trưởng (Hà Thúy Vân) chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về độ chính xác của các số liệu báo cáo thống kê số liệu định kỳ GDMN; báo cáo thống kê số liệu phổ cập; kiểm định chất lượng giáo dục…).
- Công tác thống kê, báo cáo phải có sự thống nhất số liệu trong cùng thời điểm, cùng nội dung báo cáo từ các đoàn thể, tổ chuyên môn đến Trường đến Phòng GD. Nếu số liệu thay đổi phải điều chỉnh thống nhất cho tất cả các báo cáo ở từng bộ phận (đoàn thể, tổ chuyên môn…) và gửi lại các số liệu đến bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT.
- Người đứng đầu các đoàn thể (CTCĐ; Bí thư đoàn thành niên; Tổ trưởng tổ chuyên môn) là người chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng số liệu của đoàn thể, tổ mình phụ trách không thống nhất, không trùng khớp trước Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng số liệu của trường mình không thống nhất, không trùng khớp trước Trưởng phòng GD&ĐT.
2.10. Công tác thi đua khen thưởng và triển khai các cuộc vận động
a. Công tác thi đua khen thưởng
* Chỉ tiêu:
* Tập thể:
- Chi bộ: Đăng ký Chi bộ “Hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ” năm 2023.
- Trường: Đăng ký “Tập thể Lao động Tiên tiến; Tập thể lao động xuất sắc”; “Sở Giáo dục tặng giấy khen”.
- 02/02 tổ chuyên môn: Đề nghị UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong công tác và phong trào thi đua năm học 2023-2024.
- Phấn đấutrường học an toàn về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Phấn đấu trường học an toàn về an ninh trật tự.
- Công đoàn: Công đoàn vững mạnh
- Đoàn TNCSHCM: Chi đoàn vững mạnh xuất sắc.
* Cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua:
- CBGVNV: 42 (trừ nhân viên cấp dưỡng)
- Lao động tiên tiến: 42/42 = 100%
- Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh: 1/37 = 27%
- CSTĐ cơ sở: 9/42 = 21,4%
* Cá nhân đăng ký hình thức khen thưởng:
- SGD khen: 03/42= 7,3%
- Bằng khen của UBND Tỉnh: 02/42 = 4,7 %
- UBND huyện khen: 03/42 =7,3 %
* Danh sách cá nhân đăng kí danh hiệu thi đua: (cụ thể tại phụ lục 3)
* Biện pháp thực hiện:
- Thực hiện nghiêm túc công tác thi đua, khen thưởng tại các văn bản hiện hành
- Chủ động cập nhật thường xuyên các văn bản, quy định về công tác thi đua, khen thưởng, các cuộc vận động để triển khai có hiệu quả phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, của trường.
- Triển khai các văn bản, quy chế của đơn vị, đặc biệt là nội quy, quy chế thi đua khen thưởng tới toàn thể CBGVNV, tổ chức cho các tập thể, cá nhân đăng ký thi đua theo từng nội dung mà đoàn thể, cá nhân được giao nhiệm vụ.
b. Triển khai các cuộc vận động:
* Chỉ tiêu phấn đấu:
- 100% CBGVNV có bản kế hoạch và đăng ký mô hình thực hiện các nội dung về "Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh”;
- 100% CBGVNV có bản đăng ký cam kết thực hiện nghiêm túc “Bộ quy tắc văn hóa ứng xử” của trường;
- 100% CBGVNV tích cực tham gia có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, cuộc vận đông "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”;
- 100% CBGVNV cam kết thực hiệnChủ đề năm học “Xây dựng trường học xanh - sạch đẹp - an toàn - thân thiện”; phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực";
+ Xây dựng quy hoạch tổng thể khuôn viên trường, nhóm, lớp, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài nhà trường xanh, sạch, đẹp;
+ 100% CBGV thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ;
+ 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ, hướng dẫn cách vệ sinh và tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân;
+ 100% trẻ được phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, các tai nạn thương tích khác...;
- 37/37 giáo viên cam kết giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ béo phì, thừa cân của nhóm, lớp chủ nhiệm.
* Biện pháp thực hiện:
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2020.Giới thiệu rộng rãi website: http://hochiminh.vn tới cán bộ, GV để nghiên cứu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác;
- Nhà trường đề xuất với Chi bộ và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị thường xuyên tuyên truyền, quán triệt sâu, rộng tới đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 05 và các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành học trong các buổi sinh hoạt Chi bộ Đảng, Hội nghị họp HĐSP; sinh hoạt Công đoàn trường, Chi đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn;
- Tạo điều kiện và động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên tích cực học tập và sáng tạo; đồng thời ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh, xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo;
- Phối hợp với Công đoàn nhà trường phát động các đợt thi đua trong năm học gắn với nội dung thực hiện Chỉ thị, cuộc vận động, các phong trào thi đua để động viên, khích lệ CB, GV, NV thi đua thực hiện tốt;
- Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tiếp tục thực hiện các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với việc tiếp tục thực hiện chủ đề năm học của Ngành “Xây dựng trường mầm non xanh - sạch đẹp - an toàn - thân thiện”.
- BGH thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của CB,GV thông qua các hoạt động hằng ngày để điều chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế;
- Đánh giá kết quả thực hiện từng tháng, học kỳ, cả năm học. Nêu gương CB,GV,NV có ý thức thực hiện tốt; phê bình, nhắc nhở cán bộ, giáo viên thực hiện chưa tốt, có hình thức kỷ luật nghiêm với giáo viên có hành vi bạo lực.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban giám hiệu
1.1. Hiệu trưởng ( Hoàng Thu Hà)
+ Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, chịu trách nhiệm trước cấp trên với toàn bộ hoạt động của trường. Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tuyển sinh, lao động, dự sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ văn phòng.
+ Chỉ đạo thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của nhà trường, chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các Nghị quyết và quy chế chuyên môn của cấp trên, quy chế đánh giá xếp loại CBGVNV theo chuẩn nghề nghiệp, bộ tiêu chí... hoạt động theo chủ đề, kế hoạch năm học theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch của nhà trường, lên lịch công tác hàng tháng, hàng tuần, phối hợp chỉ đạo các hoạt động của nhà trường, kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng nội quy, quy chế nhà trường.
+ Chấp hành nghiêm túc những quy định làm chủ tập thể của CBGVNV.
+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp trên có thẩm quyền quyết định;
+ Xây dựng bồi dưỡng CBGVNV thành một tập thể đoàn kết nhất trí, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ.
+ Quản lý công tác của CBGVNV theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá CBGVNV.
+ Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt, họp của BGH, CBGVNV, phụ huynh học sinh.
+ Chỉ đạo phong trào thi đua trong CBGVNV, xây dựng và đăng ký các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể. Tổ chức các đợt thi đua có sơ, tổng kết, phát huy hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
+ Tham mưu với chính quyền địa phương, các đoàn thể trên địa bàn cùng tham gia công tác giáo dục.
+ Kịp thời báo cáo các hoạt động của trường với chính quyền địa phương và các cấp quản lý giáo dục.
+ Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.
1.2. Phó hiệu trưởng 1: (Hoàng Thị Liên)
+ Chấp hành nghiêm túc sự phân công công việc của hiệu trưởng giao cho. Tham mưu với hiệu trưởng về các hoạt động của nhà trường.
+ Phụ trách các hoạt động chuyên môn của độ tuổi 4 tuổi, 5 tuổi và mẫu giáo ghép. Phụ trách điểm Khu Chính đảm bảo chất lượng theo kế hoạch đề ra, xây dựng kế hoạch chuyên môn theo định kỳ hàng tháng, duyệt kế hoạch hoạt động của tổ, của giáo viên. Phân công giáo viên dạy thay, kiểm tra ký duyệt giáo án, hồ sơ sổ sách của giáo viên, của tổ trưởng chuyên môn đột xuất và định kỳ.
+ Phụ trách theo dõi hoạt động của tổ chuyên môn 1. Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi các cấp, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa được tuyển dụng và giáo viên mới ra trường, đẩy mạnh phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của giáo viên; công tác văn nghệ TDTT;
+ Trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 4h/ tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý;
+ Trực tiếp xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề; chỉ đạo tổ chức các chuyên đề của tổ mình phụ trách, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục ở các nhóm, lớp, tổ chức các đợt thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn, kiểm tra hoạt động dạy và học của giáo viên và trẻ, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường lớp học của giáo viên;
+ Phụ trách các hoạt động ngoại khóa, công tác trang trí khánh tiết của, hội nghị, truyền thông của nhà trường tới cộng đồng, nhân dân, phụ huynh.
+ Phụ trách công tác y tế trường học;
+ Phụ Trách công tác tổ chức nuôi dưỡng tại trường: Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ theo mùa, tuần, ngày, giám sát việc thực hiện giao nhận thực phẩm; theo dõi khâu vệ sinh ATTP, quy trình chế biến món ăn “Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ”.
+ Phụ trách công tác lao động vệ sinh môi trường Khu Chính.
+ Phụ trách phần mềm Smas.
+ Xây dựng kế hoạch, hồ sơ kiểm tra nội bộ.
+ Xây dựng kế hoạch, hồ sơ tiếp nhận tài trợ.
+ Lắng nghe ý kiến của tập thể, cá nhân giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh trong những vấn đề được phân công phụ trách để trao đổi phản ánh với hiệu trưởng để có biện pháp phát huy hay khắc phục. Tập hợp ý kiến phản ánh của phụ huynh về quá trình chăm sóc, giảng dạy hàng ngày của mỗi giáo viên để chủ động cùng hiệu trưởng phân công, rút kinh nghiệm kịp thời.
+ Trực theo dõi các hoạt động của nhà trường khi hiệu trưởng đi công tác.
1.3. Phó hiệu trưởng 2: (Hà Thúy Vân)
+ Chấp hành nghiêm túc sự phân công công việc của hiệu trưởng giao cho. Tham mưu với hiệu trưởng về các hoạt động của nhà trường.
+ Phụ trách điểm trường Cống To và Thủy Cơ;
+ Phụ trách công tác theo dõi việc sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị nhà trường, các nhóm lớp, đề nghị sửa chữa hoặc thanh lý. Theo dõi cách sử dụng và quản lý đồ dùng dạy học của giáo viên..
+ Phụ trách các hoạt động chuyên môn của độ tuổi Nhà trẻ và mẫu giáo 3 tuổi, đảm bảo chất lượng theo kế hoạch đề ra, xây dựng kế hoạch chuyên môn theo định kỳ hàng tháng, duyệt kế hoạch hoạt động của tổ, của giáo viên, chỉ đạo tổ chức các chuyên đề của tổ mình phụ trách, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục ở các nhóm/lớp, tổ chức các đợt thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn, kiểm tra hoạt động dạy và học của giáo viên và trẻ, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường lớp học của giáo viên
+ Trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 4h/ tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý;
+ Phụ trách theo dõi hoạt động của tổ chuyên môn 2. Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi các cấp, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, giáo viên mới ra trường, giáo viên chuyển đổi việc làm, đẩy mạnh phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của giáo viên.
+ Phân công giáo viên dạy thay, kiểm tra ký duyệt giáo án, hồ sơ sổ sách của giáo viên, của tổ trưởng chuyên môn đột xuất và định kỳ.
+ Phụ trách công tác phổ cập; Nhập dữ liệu trên phần mềm phổ cập; phối hợp với các trường học trên địa bàn tham mưu hồ sơ phổ cập giáo dục cho Ban chỉ đạo phổ cập GD xã, CNTT của nhà trường,
+ Phụ trách công tác kiểm định.
+ Lắng nghe ý kiến của tập thể, cá nhân giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh trong những vấn đề được phân công phụ trách để trao đổi phản ánh với hiệu trưởng để có biện pháp phát huy hay khắc phục. Tập hợp ý kiến phản ánh của phụ huynh về quá trình chăm sóc, giảng dạy hàng ngày của mỗi giáo viên để chủ động cùng hiệu trưởng phân công, rút kinh nghiệm kịp thời.
+ Trực theo dõi các hoạt động của nhà trường khi hiệu trưởng đi công tác.
2. Các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
2.1. Chi bộ:
+ Lãnh đạo các đoàn thể thực hiện theo nhiệm vụ và kế hoạch năm học đề ra, chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường, các đoàn thể đề ra.
+ Thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên , ngành, địa phương đề ra.
+ Chi bộ “Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên”. Mỗi Đảng viên phải gương mẫu luôn đi đầu và tham gia các hoạt động, phong trào thi đua của nhà trường.
2.2. Công đoàn:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động Công đoàn theo tháng, năm.
+ Xây dựng Quy chế hoạt động, Quy chế thu - chi của công đoàn.
+ Thực hiện chức năng giám sát, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động và xây dựng mối đoàn kết nội bộ, Công đoàn thực sự là tổ ấm.
+ Chỉ đạo BTTND xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng năm học và nhiệm kỳ
+ Phối hợp với Hiệu trưởng trong việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động nhà trường.
+ Là trung tâm đoàn kết, tập hợp lao động, đoàn viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt Công đoàn dân chủ thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
+ Phối hợp với Hiệu trưởng để tổ chức, động viên lao động, đoàn viên trong các hoạt động thi đua của Cán bộ giáo viên. Trong năm học thực hiện tốt 4 chương trình hoạt động của Công đoàn và thực hiện các cuộc vận động: "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” và cuộc vận động ‘ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”; “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2.3. Ban Thanh tra nhân dân:
+ Tăng cường hiệu lực quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật Nhà nước, cũng như việc thực hiện các nội quy, quy chế của cơ quan, của ngành.
+ Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên về việc thực hiện quy chế cơ quan để góp phần xây dựng cơ quan vững mạnh góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trên địa bàn.
+ Tham gia giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của CB,GV,NV.
+ Giám sát việc thanh toán chế độ tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp thâm niên tiền tàu xe, tiền kiêm nhiệm cho tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên...
+ Giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan.
+ Theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh tra khi về thanh tra đơn vị mình.
+ Giám sát việc thực hiện Nghị quyết của đơn vị tại Hội nghị CBVC,NLĐ năm hoc 2023-2024;
+ Giám sát việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, mua sắm trang thiết bị trong nhà trường cũng như việc xây dựng tu sửa cơ sở vật chất của đơn vị;
+ Kiểm tra khi có những dấu hiệu vi phạm liên quan đến quyền lợi của CBCC về tài chính, khen thưởng, kỷ luật...
2.4. Đoàn thanh niên:
+ 100% đoàn viên tiếp tục phấn đấu và phát huy vai trò, khơi dậy tinh thần tự nguyện của tuổi trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống và ý thức chấp hành Pháp luật, tăng cường giáo dục ý thức công dân, ý thức cộng đồng cho tổ chức đoàn và đoàn viên thanh niên.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của ĐTN theo tháng, năm; Tham gia các hoạt động phong trào của trường, ngành, địa phương tổ chức; Tổ chức vận động đoàn viên thanh niên phong trào thi đua lao động, sáng tạo ứng dụng CNTT trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
+ Tổ chức tốt các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao với sự tham gia nhiệt tình, sáng tạo của Đoàn viên; Luôn đi đầu trong mọi phong trào của nhà trường là nòng cốt trong chuyên môn và là nguồn lực cho Đảng.
2.4. Hội cha mẹ học sinh:
+ Phối hợp với GV chủ nhiệm lớp tổ chức một số hoạt động giáo dục cho trẻ.
+ Chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm.
+ Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục, kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp về biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ;
+ Phối hợp với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động trẻ trong độ tuổi ra nhóm, lớp và cùng với nhà trường hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
+ Phối hợp với nhà trường, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
3. Tổ chuyên môn, tổ văn phòng
3.1. Tổ chuyên môn
- Căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, kỳ, năm học nhằm thực hiện tốt chương trình.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ, quản lý, sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
- Tham gia đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định.
- Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo dõi quản lý tổ;
- Tham mưu với BGH về các hoạt động của tổ, kiểm tra và ký duyệt hồ sơ giáo viên 2 lần/tháng;
- Chỉ đạo tổ thực hiện nghiêm túc các bản cam kết thi đua đầu năm;
- Chủ trì các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, dự giờ 2 hoạt động/tháng;
- Nộp báo cáo xếp loại Giáo viên hàng tháng cho BGH;
- Điều hành sinh hoạt tổ chuyên môn ít nhất 2 tuần/lần theo nguyên tắc tôn trọng, dân chủ, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.
- Trực theo dõi các hoạt động của nhà trường khi hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đi công tác.
3.2. Tổ văn phòng
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tháng, năm nhằm phục vụ việc thực hiện các hoạt động của nhà trường về nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em;
- Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
- Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ ít nhất một tháng một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lục chuyên môn.
4. Giáo viên:
- Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
- Tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật
5. Nhân viên:
Nhiệm vụ chung
- Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng
- Thực hiện nhiệm vụ theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm đang đảm nhiệm và chấp hành nội quy của nhà trường.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ em trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, bảo đảm không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ em.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên theo quy định.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
5.1. Nhiệm vụ của nhân viên kế toán, hành chính:
- Lập kế hoạch thu chi tài chính;
- Thực hiện chi xuất tài chính cho các khoản chi theo chế độ qui định, các khoản chi theo dự toán, chi công việc được duyệt và các khoản chi ngoài dự toán chi được Hiệu trưởng phê duyệt;
- Thực hiện các thủ tục giao dịch ngân sách theo qui định với Kho bạc nhà nước. Thực hiện các thủ tục giao dịch tài chính với các Ngân hàng nơi có mở tài khoản; Theo dõi, cập nhật thông tin mới, lập kế hoạch, thủ tục thanh toán các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp, tiền công tác cho cán bộ viên chức và người lao động;
- Theo dõi, đối chiếu, cập nhật thông tin mới, lập kế hoạch thanh toán các khoản: BHYT, BHXH, chế độ nghỉ dưỡng sức, nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ hưu với cơ quan BHXH cho tất cả cán bộ viên chức, học sinh toàn trường;
- Theo dõi, cập nhật thông tin mới, lập kế hoạch, thủ tục thanh toán các khoản; Phụ trách hồ sơ bán trú của nhà trường;
- Báo cáo đơn vị chủ quản dự toán thu, chi tài chính của trường hàng quý, năm và các báo cáo cần thiết khác cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch;
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu của đơn vị, nộp kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước (học phí). Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng trong đơn vị và ngoài đơn vị (cán bộ và học sinh);
- Lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo qui định của Nhà nước. Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định hiện hành của nhà nước phục vụ cho việc quản lý, điều hành của Hiệu trưởng, của cấp trên;
- Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, tài sản tại đơn vị. Hàng năm kết hợp với nhân viên hành chính, phó hiệu trưởng phụ trách CSVC thực hiện công tác kiểm kê và đánh giá lại tài sản của đơn vị; Thực hiện tự kiểm tra tài chính và công khai tài chính theo chế độ quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng;
- Tiếp nhận, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của nhà trường; Theo dõi quá trình chuyển văn bản theo địa chỉ;
- Quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế; Sắp xếp công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu cần thiết.
5.2. Nhiệm vụ của nhân viên y tế trường học:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động Y tế học đường theo TT số 13 năm 2016;
+ Quản lý và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong toàn trường;
+ Quản lý sổ theo dõi sức khỏe của trẻ;
+ Xây dựng Kế hoạch phối hợp với Trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm học; Đánh giá sự phát triển về thể chất của trẻ theo quy định;
+ Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng theo dõi phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi 1 tháng/lần; trẻ trên 24 tháng tuổi 3 tháng/lần. Theo dõi, phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh;
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế;
+ Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh;
+ Tư vấn cho giáo viên, phụ huynh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh....
+ Sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định. Chuyển trẻ bị tai nạn và ốm đau đột xuất đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết;
+ Tham gia xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo dinh dưỡng hợp lý; Xây dựng kế hoạch kiểm tra bảo đảm ATTP, dinh dưỡng;
+ Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh, tật học đường, đảm bảo VSATTP, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích;
+ Tuyên truyền tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác y tế trường học, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ;
5.3. Nhiệm vụ của nhân viên cấp dưỡng:
- Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.
- Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường; Đảm bảo an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại trường, tuân thủ các quy định về VSATTP trong chế biến, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đối với trẻ; Giữ gìn phẩm chất, danh dự uy tín của bản thân và nhà trường, đoàn kết tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên theo quy định.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Không bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, không làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.
- Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
5.4 Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ
- Chấp hành tốt nội qui, qui chế hợp đồng làm việc.
- Thường trực trong khuôn viên nhà trường, có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an ninh trong khu vực trường.
- Mở cổng cho học sinh đúng giờ qui định. Khi mở đóng cửa phải có trách nhiệm kiểm tra lại tài sản trong sân trường, nếu thiếu hoặc mất phải báo cho BGH có biện pháp giải quyết, xử lý.
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 của trường Mầm non Tiên Lãng. Kính trình Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện xem xét, phê duyệt./.

Nơi nhận:
- PGD&ĐT huyện (ph/duyệt);
- UBND xã Tiên Lãng (b/c);
- Công đoàn (ph/h);
- Các tổ CM, đoàn thể (th/h);
- Lưu: VT. NGƯỜI XÂY DỰNG
HIỆU TRƯỞNG



Hoàng Thu Hà











Phụ lục 1
BẢNG PHÂN CÔNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
TT Họ và tên Chức vụ/ nhiệm vụ Nhóm lớp Tổng số trẻ Công tác
kiêm nghiệm
(TTC, Đảng, Đoàn, C.Đoàn) Tổng số
giờ/tuần
(40 giờ)
Ghi chú

1 Hoàng Thu Hà Hiệu trưởng BTCB 40h/tuần
2 Hoàng Thị Liên PHT CTCĐ 40h/tuần
3 Hà Thúy Vân PHT 40h/tuần
4 Đinh Thị Huệ NV Kế toán 40h/tuần
5 Lã văn Quảng NV y tế
6 Trần Phương Chi Giáo viên 5TA1 30 40h/tuần
7 Đinh Thị Hòe Giáo viên TBTTND, Bí thư ĐTN 42h/tuần
8 Lê Thúy Linh Giáo viên 5TA2 28 PCTCĐ 40h/tuần
9 Lê Thị Phương Giáo viên 40h/tuần
10 Mã Thị Thơm Giáo viên 5TA2 30 TTCM 1 43h/tuần
11 Trần Thị Thu Hằng Giáo viên 40h/tuần
12 Lý Thị Hương Giáo viên 4TB1 26 TPCM 1 40h/tuần
13 Hoàng Thị Phương Giáo viên 40h/tuần
14 Lê Thị Thủy Giáo viên 4TB2 29 40h/tuần
15 Trịnh Thị Ba Giáo viên 40h/tuần
16 Tô Thanh Vân Giáo viên 4TB3 29 40h/tuần
17 Hà Thị Thùy Giáo viên 40h/tuần
18 Nguyễn Thu Huệ Giáo viên MG G Cống To 29 40h/tuần
19 Hà Thị Mến Giáo viên 40h/tuần
20 Đinh Thị Đào Giáo viên 5T
Thủy Cơ 15 40h/tuần
21 Hoàng Thị Hương Thảo Giáo viên
MGG 3,4T Thủy Cơ 20 40h/tuần
22 Lê Thị Kiều Trang Giáo viên 40h/tuần
23 Toàn Kim Cúc Giáo viên
3-4T C1 khu chính 25 TTCM02 43h/tuần

24 Nguyễn Thị Tình Giáo viên 40h/tuần


25 Lê Thị Sen Giáo viên 3-4T C2 khu chính
27
40h/tuần
26 Lê Thị Hương Giáo viên
40h/tuần
27 Đinh Thị Thương Huyền Giáo viên 3-4T C3 khu chính 29 TPCM02 40h/tuần
28 Đinh Thị Huệ Giáo viên 40h/tuần
29 Nguyễn Hà Tiên Giáo viên 40h/tuần
30 Tô Thị Dinh Giáo viên NT A 24-36T Khu chính 27 40h/tuần
31 Nguyễn Thị Mai Thu Giáo viên 40h/tuần
32 Lưu Thị Thắm Giáo viên 40h/tuần
33 Bế Thị Thu Giáo viên NT B 24-36T Khu chính 27 40h/tuần
34 Nguyễn Tuyết Thảo Giáo viên 40h/tuần
35 Nguyễn Thị Ngoạn Giáo viên 40h/tuần
36 Sái Thị Minh Giáo viên NT C 18-24T Khu chính 25

40h/tuần
37 Phạm Thị Thu Giáo viên 40h/tuần
38 Ty Thị Tuyết Giáo viên 40h/tuần
39 Tô Thị Hoa Mơ Giáo viên NT Cống To 13 40h/tuần
40 Vi Thị Tuyết Giáo viên 40h/tuần
41 Nguyễn Thị Tuân Giáo viên NT Thủy Cơ 14 40h/tuần
42 Hoàng Thị Hương Giáo viên 40h/tuần
43 Hoàng Thị Thoa Cấp dưỡng 40h/tuần Khu chính
44 Đinh Thị Vân Cấp dưỡng 40h/tuần
45 Vi Thị Hằng Cấp dưỡng 40h/tuần
46 Tô Thị Hồng Cấp dưỡng 40h/tuần
47 Lý Thị Xuyến Cấp dưỡng 40h/tuần Cống To
48 Lương Thị Nga Cấp dưỡng 40h/tuần Thủy Cơ













Phụ lục 2
DANH MỤC CƠ SỞ VẬT CHẤT, NĂM HỌC 2023-2024
Danh mục Có Cần Thiếu Ghi chú
* Phòng học và phòng chức năng
- Phòng học 17 17 0
- Phòng HT, HP 03 03 0
- Phòng Hội đồng, phòng họp 01 01 0
- Phòng nghệ thuật-thể chất 01 01 0
- Phòng hành chính-kế toán 01 01 0
- Phòng y tế 01 01 0
- Nhà bếp 03 03 0
- Công trình vệ sinh 18 18 0
* Bảng đen, tủ kệ:
- Bảng từ 17 17 0
- Tủ hồ sơ 21 21 0
* Bàn ghế
- Bàn HS 200 200 0
- Ghế học sinh 430 430 0
- Bàn ghế giáo viên 17 17 0
- Bàn ghế làm việc của BGH, NV 05 05 0
* Máy vi tính, trang thiết bị:
- Máy tính văn phòng 07 07 0
- Máy tính xách tay 02 02 0
- Máy chiếu Projector 02 02 0
- Ghế tựa Xuân Hoà 60 60 0 Hỏng 5 chiếc
- Máy photocoppy 1 1 1 Hỏng
- Ti vi 9 17 8
* Giường ngủ học sinh 210 210 0
* Đàn Oóc gan 8 5 0 Hỏng 3 chiếc





Phụ lục 3:
BẢNG ĐĂNG KÝ CÁC DANH HIỆU THI ĐUA, NĂM HỌC 2023-2024
TT Họ và tên Chức vụ Đăng ký danh hiệu thi đua
năm học 2023-2024
Lao động tiên tiến GVDG CSTĐ Sở GD tặng giấy khen UBND tỉnh tặng bằng khen
Trường Huyện Tỉnh Cấp cơ sở Cấp tỉnh
1 Hoàng Thu Hà HT x x
2 Hoàng Thị Liên PHT x x
3 Hà Thúy Vân PHT x
4 Đinh Thị Huệ Kế toán x
5 Lã văn Quảng Y tế x x
6 Trần Phương Chi Giáo viên x x x
7 Đinh Thị Hòe Giáo viên x x x x
8 Lê Thúy Linh Giáo viên x x
9 Lê Thị Phương Giáo viên x
10 Mã Thị Thơm Giáo viên x x
11 Trần Thị Thu Hằng Giáo viên x
12 Lý Thị Hương Giáo viên x x
13 Hoàng Thị Phương Giáo viên x
14 Lê Thị Thủy Giáo viên x x
15 Trịnh Thị Ba Giáo viên x
16 Tô Thanh Vân Giáo viên x
17 Hà Thị Thùy Giáo viên x
18 Nguyễn Thu Huệ Giáo viên x x
19 Hà Thị Mến Giáo viên x
20 Đinh Thị Đào Giáo viên x
21 Hoàng Thị HươngThảo Giáo viên x
22 Lê Thị Kiều Trang Giáo viên x
23 Toàn Kim Cúc Giáo viên x
24 Nguyễn Thị Tình Giáo viên x
25 Lê Thị Sen Giáo viên x
26 Lê Thị Hương Giáo viên x
27 Đinh Thị Thương Huyền Giáo viên x x
28 Đinh Thị Huệ Giáo viên x
29 Nguyễn Hà Tiên Giáo viên x
30 Tô Thị Dinh Giáo viên x
31 Nguyễn Thị Mai Thu Giáo viên x
32 Lưu Thị Thắm Giáo viên x
33 Bế Thị Thu Giáo viên x x
34 Nguyễn Tuyết Thảo Giáo viên x
35 Nguyễn Thị Ngoạn Giáo viên x
36 Sái Thị Minh Giáo viên x
37 Phạm Thị Thu Giáo viên x
38 Ty Thị Tuyết Giáo viên x
39 Tô Thị Hoa Mơ Giáo viên x x
40 Vi Thị Tuyết Giáo viên x
41 Nguyễn Thị Tuân Giáo viên x
42 Hoàng Thị Hương Giáo viên x
Cộng 42 42 0 0 01 9 01 03 02



HTV
Số lần đọc: 0  - Ngày cập nhật:  24/01/2024
Về trang trước   Bản in   Email   Về đầu trang

  Thông báo khác
Trang chủ | Tài nguyên | Văn bản | Diễn đàn | Thư viện Ảnh | Liên hệ | Quản trị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG MẦM NON TIÊN LÃNG 
Bản quyền thuộc về: Trường mầm non Tiên Lãng
Địa chỉ:Xã Tiên Lãng, Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh
Điện thoại:
E-mail:
Website: tienyen.edu.vn/mntienlang
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà