LIÊN KẾT
Truy cập Truy cập: 62392
Truy cập Online: 8
 Tin tức giáo dục
BỘ GIÁO DỤC CẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH ĐẦU NĂM HỌC
  Email  |  Bản in
Chủ nhật, 22/12/2024 | 08:16.
Đây là một trong những nội dung được Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương thực hiện trong năm học mới tại văn bản Hướng dẫn nhiệm vụ năm học mới.

Bộ GD&ĐT vừa có Văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong cả nước về Hướng dẫn nhiệm vụ năm học mới.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới là tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.

Tăng cường kĩ năng thực hành, kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh…

Ảnh minh họa/Thanh niên

Bộ Giáo dục cho rằng, năm học mới này tiếp tục thực hiện mô hình trường học mới ở cấp THCS đối với lớp 7 và triển khai mở rộng mô hình trường học mới ở lớp 6.

Đáng chú ý nhất trong văn bản Hướng dẫn nhiệm vụ năm học là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Theo đó, thực hiện nghiêm túc không thi tuyển vào lớp 6, không khảo sát học sinh đầu năm.

Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh; đánh giá qua hoạt động trên lớp, đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh  báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành; đánh giá qua bài thuyết trình. Giáo viên có thể sử dụng các bài đánh giá này để thay cho  các bài kiểm tra hiện hành.

Ngoài ra vẫn có đánh giá trong quá trình dạy học và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học, đánh giá của giáo viên và đánh giá, nhận xét góp ý lẫn nhau của học sinh, của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Thực hiện nghiêm túc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu;
Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học.

Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học băng ngôn ngữ theo cách riêng của mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.

Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tính huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.

Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống,vấn đề mới, không giống với tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn, đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập và trong cuộc sống.

Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kì và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng cao

Nguồn tin: admin
Số lần đọc: 1369  - Cập nhật lần cuối:  12/09/2015
Về trang trước   Bản in   Email   Về đầu trang

Tìm theo ngày:   
  Bài đã đăng
Trang chủ | Tài nguyên | Văn bản | Diễn đàn | Thư viện Ảnh | Liên hệ | Quản trị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THCS PHONG DỤ 
Bản quyền thuộc về: Trường THCS Phong Dụ
Địa chỉ:Xã Phong Dụ, Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh
Điện thoại:
E-mail:
Website: tienyen.edu.vn/thcsphongdu
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà