LIÊN KẾT
Truy cập Truy cập: 54365
Truy cập Online: 16
 Ban giám hiệu
QUI CHẾ CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG
  Email  |  Bản in
Thứ tư, 22/01/2025 | 15:59.
CÁC LOẠI QUI ĐỊNH VỀ CHUYÊN MÔN


PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG PTCS ĐỒNG RUI

  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:07/2013-2014/QĐ-PTCS ĐR

 

                     Đồng Rui, ngày 05 tháng 8 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Ban hànhQuy chế hoạt động chuyên môn trường PTCS Đồng Rui


Năm học 2013 – 2014

 

HIỆUTRƯỞNG TRƯỜNG PTCS ĐỒNG RUI

 

        Căn cứ Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005;

Căn cứ Thông tư số28/2009/TT-BGD&ĐT, ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo,về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộtrưởng Bộ GD & ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dụckhác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

Căncứ Công văn số 660/BGDĐT ngày 9/2/2010 của Bộ GD & ĐT hướng dẫn đánh giáxếp loại giáo viên và Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22/10/2009 ban hànhquy chế quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS và GV THPT;

Căn cứ Công văn số 2135/SGD&ĐT V/v quy định và hướng dẫn thực hiện hệ thống hồ sơ sổ sách chuyênmôn bậc trung học.

Căn cứ Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT V/v ban hành Quy chếđánh giá, xếp loại hs THCS;

Căn cứ tiêu chuẩn xếp loại thi đuađối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường PTCS Đồng Rui.

Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn củaHiệu trưởng được quy định tại khoản 1, Điều 19 Điều lệ trường Trung học cơ sởđược ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèmtheo Quyết định này Quy chế  hoạt động chuyên môn trường PTCS Đồng Rui năm học 2013 -  2014.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thihành kể từ ngày ký.

Điều 3. Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn,cán bộ và giáo viên trường PTCS Đồng Rui chịu trách nhiệm thihành quyết định này./.

Nơi nhận :                         

- Như điều 3;

- Phòng GD&ĐT –(báo cáo);

- Website trường;

- Văn phòng (lưu).

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Phạm văn Tam

 

QUY CHẾ

Hoạt động chuyên môn năm học 2013 - 2014

( Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013-2014/QĐ-PTCS  ĐR ngày 05/8/2013

của Trường PTCSĐồng Rui)

 

CHƯƠNG 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

1. Quy chế này quy định hồ sơ chuyên môn, quy định việc ghi chép, sử dụng vàquản lý hồ sơ chuyên môn của: Giáo viên, tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệmvụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định về quy chế chuyên môn trong nhàtrường.

2. Đối tượng thực hiện quychế này làtoàn bộ cán bộ, giáo viên Trường PTCS Đồng Rui.

Điều2: Mục đích, yêu cầu:

1.  Quy chế nhằm áp dụng thống nhất các quy địnhvề nề nếp hoạt động chuyên môn, hồ sơ sổ sách của cán bộ, giáo viên trongtrường. Tạo thuận lợi cho tổ chuyên môn và BGH nhà trường trong việc quản lý,tổ chức và chỉ đạo công tác chuyên môn.

2.  Quy chế chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng, Phó hiệutrưởng phụ trách chuyên môn tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giámức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi tuần,tháng, học kì và năm học. Là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viêntheo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT.

3. Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trongquy chế này và tích cực góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong hoạtđộng chuyên môn của nhà trường.

Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chếchuyên môn

Căn cứ Điều lệ trưởng Trung học (Banhành kèm theo Quyết định số 12/2011/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2011 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo) ;

Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diệnnhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

            Thực hiện Quy chế “Đánh giá, xếp loại GVmầm non và GV phổ thông công lập” ban hành theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNVngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Căncứ Công văn số 660/BGDĐT ngày 9/2/2010 của Bộ GD & ĐT hướng dẫn đánh giáxếp loại giáo viên và Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22/10/2009 ban hànhquy chế quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS và GV THPT;

Căn cứThông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT, ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục& Đào tạo, về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

Căn cứ Công văn số 2135/SGD&ĐT–GDTrH ngày       V/v quy định và hướng dẫn thực hiện hồsơ sổ sách chuyên môn bậc trung học;

Căncứ chỉ thị, các thông tư, hướng dẫn, kế hoạch hoạt động năm học của Ngành Giáodục và tình hình thực tế của nhà trường.

 

CHƯƠNG2: QUY ĐỊNH VIỆC GHI CHÉP,

SỬDỤNG VÀ QUẢN LÍ CÁC LOẠI HỒ SƠ, SỔ SÁCH CHUYÊN MÔN

 

MỤC I: GIÁO VIÊN.

Điều 4:Các loại hồ sơ, sổ sách:

Đối với giáo viên:

1. Giáoán: Gồm giáo án giảng dạy bộ môn/lớp/chínhkhóa, giáo án dạy học tự chọn, giáo án dạy nghề, giáo án hướng nghiệp; giáo ánHoạt động GDNGLL;

2. Kế hoạch giảng dạy                                3. Kế hoạch sửdụng TBDH (nếu có)

4. Sổ báo giảng;                                          5. Sổghi chép sinh hoạt chuyên môn;

6. Sổ dự giờ;                                               7.Sổ điểm cá nhân;

8. Sổ tự bồi dưỡng chuyênmôn (Có thể ghi nhiều năm);

9. Tài liệu hướng dẫn thựchiện chuẩn kiến thức và kỹ năng bộ môn, tài liệu tích hợp: giáo dục môi trường,giáo dục theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, …

 Đối với GVCN: Hồ sơ GVCN gồm có:

1.      Sổ chủ nhiệm (kế hoạch chủ nhiệm tuần, tháng, học kỳ,năm học, ...);

2.       Sổ biên bảnsinh hoạt lớp;         3. Sổ báo cáo thiđua tuần;

4.      Tài liệu khác (công tác CN, sinh hoạt lớp, sinh hoạtchủ đề/ tháng …)

Điều 5:Việc ghi chép và sử dụng các loại hồ sơ sổ sách:

Việc ghi chépnội dung ở các loại hồ sơ sổ sách phải ghi bằng bút bi mực màu xanh đen. Ghiđầy đủ, đúng thông tin nội dung theo hướng dẫn của từng loại hồ sơ, sổ sách.Những cột, mục nào không có thông tin phải được ghi là “không”. Nếu sửa chữa thôngtin phải theo hướng dẫn của từng loại hồ sơ sổ sách và các qui định hiện hành.

 Phải cóđầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định: Giáo án bộ môn giảng dạy, sổ ghikế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ dự giờ, sổ điểm cá nhân, sổbồi dưỡng thường xuyên được quy định trong Công văn 2135/SGDĐT-GDTrH, sổ chủ nhiệm(nếu có).

Các loại hồ sơsổ sách cần được đóng có bìa, bọc, có nhãn ghi đầy đủ tên các đề mục. Phần quy định chi tiết cho từng loại hồ sơ như sau:

* Đối với giáo viên:

(1) Giáo án (bài soạn):

- Giáo án (bài soạn) của môn học/ lớp/ quyển; phải soạn trước ngày dạy 3 ngày.

- Soạn trêngiấy khổ A4 (hoặc sổ soạn bài theo mẫu củaSở GD);

 - Trình bày giáo án khoa học, rõ ràng, sạchđẹp, đúng cấu trúc được quy định tại Công văn 2135/SGDĐT-GDTrH&TX ngày vafcông văn 595/THCS của PGD&ĐT Tiên Yên (có mẫu hướng dẫn riêng).

- Cần ghi rõ ngày soạn, tiết thứ,tuần …, tên bài; - Nội dung thực hiện theo hướng dẫn giảng dạy của từng mônhọc.

- Mỗi bài soạn là một tiếtdạy, các bài có nhiều tiết thì cần ngắt tiết rõ ràng không được soạn gộp nhiềutiết trong một bài soạn trừ trường hợp đặc biệt;

- Soạn bài đầy đủ theo phânphối ch­ương trình, bài soạn phải tinh giản, phải thể hiện đủ các nội dung cơ bản,bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, tích hợp kỹ năng sống, giảm thiểunăng lượng, môi trường (nếu bài có địa chỉ), làm nổi bật được kiến thức trọngtâm;

- Các tiết dạy ứng dụng CNTTphải thể hiện kịch bản trình chiếu trong giáo án, ghi trong kế hoạch giảng dạy(ngày dạy, dạy lớp? có Gv dự giờ?)

(2) Sổghi kế hoạch giảng dạy: (kế hoạch hoạt động cá nhân giáo viên)

-Sổ kế hoạch giảngdạy của GV theo mẫu chung của nhà trường;

-Phải có đủ kế hoạch hoạtđộng  năm học, tháng, tuần (có mẫu kèmtheo);

-Thực hiện đầy đủ nội dung theoyêu cầu của từng loại kế hoạch;

            -Nêu rõ từng hoạt động để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn (thaogiảng, chuyên đề, SKKN, phụ đạo học sinh học yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi)phù hợp với điều kiện và trình độ chung của học sinh từng khối lớp.

(3) Kế hoạch sử dụng TBDH:

- Lập kếhoạch sử dụng TBDH từ đầu năm học (làm theo nhóm bộ môn, theo mẫu)

- Thứ 6hàng tuần đăng ký TBDH cho tuần sau (nộp cho cán bộ PTTB-TN).

 (4) Sổ báo giảng:

- Lịchbáo giảng của GV theo mẫu chung của nhà trường;

- Lập kế hoạch báo giảng đầy đủ, thườngxuyên, đúng quy định, trùng khớp với sổ ghi đầu bài; Ghi đầy đủ nội dung cáccột mục theo quy định.

            - Cuốimỗi tuần (thứ 6 hoặc thứ 7) giáo viên lấy về để thực hiện việc báo giảng chotuần tiếp theo và treo lại văn phòng vào thứ 2 hằng tuần.

            - Nếungày nào đó nghỉ mà có tiết dạy cần ghi chú rõ ràng chuyển sang dạy ngày nào? –Tới ngày dạy bù cũng cần ghi rõ dạy bù ngày?

            -  Cần lập kế hoạch đồ dùng theo từng tuần, thángkèm theo lịch báo giảng;

(5)  Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn:

            -  Ghi chép đầy đủ nội dung các cuộc họp hộiđồng triển khai việc học tập chính trị, công tác của nhà trường, nhất là  nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn …,

-Ghi nhận việc đánh giá, nhận xét, xếp loại tiết dạy có GV dự.

(6) Sổ dự giờ:

- Sổ dựgiờ của GV theo mẫu chung của nhà trường;

- Khi dựgiờ cần phải ghi đầy đủ nội dung theo mẫu;

- Khi dự  giờ xong cần có nhận xét, đánh giá và ghi điểmtheo từng mục;

- Đánhgiá, xếp loại tiết dạy theo công văn số 10227/THPT ngày 11/9/2001.

(7) Sổ điểm cá nhân:

-Ghi đầy đủ vàđúng danh sách học sinh theo sổ gọi tên-ghi điểm của lớp;

-Mỗi bộ môn củamột lớp được thể hiện trên cùng một trang;

-Việc vào điểmphải đúng kết quả kiểm tra của học sinh, đúng cột điểm;

-Việc cập nhật điểm phải thực hiện thường xuyên. Bài kiểm tra thườngxuyên trả sau 7 ngày, bài kiểm tra định kì trả sau 14 ngày. Riêng bài tập làmvăn trả theo PPCT;

- Cơ số điểm cần thực hiện theo quy địnhchế độ kiểm tra cho điểm của từng bộ môn, và theo kế hoạch của nhà trường.

- Khi có sự sai sót cần sửa chữa theođúng quy định. (Lấy bút mực đỏ gạch ngang điểm sai từ góc trên bên trái xuống góc dưới bênphải rồi ghi lại điểm đúng bằng mực đỏ lên góc trên bên phải điểm sai)

- Việc tính điểm thực hiện theo đúng quyđịnh của Bộ GD&ĐT.

(8)  Sổ bồidưỡng thường xuyên(sổ tự bồi dưỡng chuyên môn):

            -Thường xuyên làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn: thu thập tư liệu liênquan đến chuyên môn giảng dạy, công tác giáo dục, … lưu trữ vào sổ.

            - Ghichép các nội dung bức xúc, khó cần giải quyết trong công tác soạn, giảng và cácbiện pháp giải quyết của tổ, nhóm CM trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyênmôn.

- Ghi chép hoặc lưu trữ tài liệu các mođunthuộc kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của trường theo từng năm học trong chươngtrình bồi dưỡng thường xuyên được quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 (120 tiết/năm học/ GV)

-Ghi chép hoặc lưu trữ nội dung chính SKKN của đồng nghiệp và của bảnthân.

* Hồ sơgiáo viên chủ nhiệm:

1/ Sổ chủ nhiệm:(theo mẫu quy định của nhà trường): GVCN hoàn tất theo từng nội dung yêu cầu/trang (theo từng kế hoạch) và đúng theo thời gian quy định; GVCN cập nhật nội dung yêu cầu/tuần sau sinh hoạt lớp,tổng hợp và ghi vào sổ báo cáo thi đua tuần;

2/ Sổ biên bản sinh hoạt lớp:(theo mẫu của nhà trường) - GVCN hướng dẫn:

- Thư ký lớp hoàn thành nộidung yêu cầu/tuần; Lớp trưởng hoặc lớp phó học tập hoàn thành nội dung/tuần/báocáo thi đua tuần.

3/  Sổ báo cáo thi đua tuần:

-Theo mẫu quy địnhcủa nhà trường;

-Lớp trưởng hoặclớp phó học tập hoàn thành nội dung/trang;

-GVCN kiểm tra, kýxác nhận.

4/ Tài liệu khác: GVCN lưutheo thứ tự thời gian, cuối năm học đóng thành tệp.

MỤC 2: TỔ CHUYÊN MÔN

Điều 6:Các loại hồ sơ, sổ sách:

1.      Kế hoạch hoạt động chuyên môn:

1)     Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần;

2)     Kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giáhọc sinh;

3)     Kế hoạch dạy học tự chọn (Toán, Ngữ văn).

4)     Kế hoạch sử dụng TBDH;

5)     Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém;

6)     Kế hoạch bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu (Thể dục, Âmnhạc, Mỹ thuật);

7)     Kế hoạch thực hiện chuyên đề, thao giảng, bài học mẫu;

8)     Kế hoạch kiểm tra nội bộ TCM (hồ sơ sổ sách GV, TTTD,TTCĐ)

2.      Sổ theo dõi hoạt động chuyên môn:

1)     Phân công công tác trong tổ;

2)     Theo dõi thực hiện chương trình, phân công dạybù, dạy thay, tiến độ chương trình.

3)     Tổng hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, tổng hợp dự giờ,thao giảng, …

3.      Sổ ghi biên bản họp tổ chuyên môn.

4.      Sổ ghi nhận xét dự giờ.

5.      Hồ sơ lưu các văn bản quản lý – chỉ đạo chuyên môn liên quan, PPCT, báo cáo tháng, học kỳ, năm học(Công văn, đi, đến, đề KT)

Điều 7: Quy trình lập và sửdụng các loại hồ sơ sổ sách:

      1/ Kếhoạch hoạt động chuyên môn:

            Đối với từng loại kế hoạch: Sau khi TTCM dự thảo KH hoạtđộng năm học, tổ chức họp TCM, thảo luận, thống nhất các ý kiến (các ý kiếnphải thể hiện trong kế hoạch giảng dạy/Gv) TTCM hoàn thành kế hoạch hoạt độngchuyên môn, triển khai lại và tổ chức các thành viên trong tổ cùng thực hiện.

Sau mỗikế hoạch đã thực hiện cần có: đánh giá, nhận xét quá trình thực hiện và tổnghợp kết quả thực hiện được, rút ra bài học kinh nghiệm, kiến nghị với nhàtrường.

Tác cảcác kế hoạch được sắp xếp theo thời gian và lưu theo quy định, cuối năm học đónglại thành tệp có bìa = giấy màu, lưu tại hồ sơ chuyên môn.

2/ Sổ theo dõi hoạt động chuyên môn:

      Theo mẫu chung của nhà trường;

Sau mỗilần tổng hợp dự giờ, tổ chức chuyên đề, kiểm tra hồ sơ giáo viên … họp TCM, thưký của TCM cập nhật nội dung yêu cầu/trang, TTCM kiểm tra lại điều chỉnh, bổsung những sai sót, nội dung còn thiếu …;

Là tài liệu đểnhận xét, đánh giá, xếp loại và đề nghị khen thưởng GV, cuối năm học lưu tại hồ sơ chuyên môn.

      3/   Sổ ghi biên bản họp tổ chuyên môn:

Thờilượng: theo điều lệ trường trung học (2 buổi/tháng vào tuần 1 và 3)

Nội dungsinh hoạt gồm: Thống nhất phương pháp giảng dạy cho những bài, những vấn đềhay, khó; những tiết dạy chuyên đề; nội dung ôn tập, kiểm tra cuối chương, cuốikì; nội dung dạy học tự chọn; dạy HSG, …

Kế hoạch:Tổ chuyên môn cần bám sát kế hoạch chuyên môn của nhà trường để xây dựng kếhoạch chỉ đạo chuyên môn theo tuần, tháng, năm.

Thư ký ghiđầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ nội dung của từng cuộc họp theo mẫu chung, chú ý ghiđầy đủ ý kiến đóng góp của GV/tổ;

Khi TTCMtriển khai: kế hoạch hoạt động/tháng, lịch dự giờ, tài liệu sinh hoạt chuyênmôn, … thì chỉ ghi tiêu mục (có tài liệu kèm theo) và dán KH, tài liệu theoh.dẫn;

Cuối năm học sổ ghi biên bản lưu tại hồsơ chuyên môn.

4/ Sổ ghi nhận xét dự giờ:

Sổ ghinhận xét dự giờ: chỉ ghi nhận xét, đánh giá, xếp loại của những tiết dự giờchung của cả tổ (bài học mẫu), những tiết dự thực hiện theo Quy chế “Đánh giá,xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập” ban hành theo Quyếtđịnh số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Số tiếtquy định: tối thiểu 2 tiết/GV (nếu 2 tiết xếp cùng loại), 3 tiết (2 tiết ≠loại)

Cuối năm học sổ ghi nhận xét dự giờ lưutại hồ sơ chuyên môn.

5/ Hồsơ lưu:

      Công văn đi (gồm các loại báo cáo nộp chotừng bộ phận của nhà trường, các văn bản- tài liệu: trong các cuộc họp TCM,cung cấp cho GV trong kế hoạch bồi dưỡng, …) và công văn đến (gồm các loại côngvăn nhận từ bộ phận CM: của nhà trường, của Phòng GD&ĐT …; các tài liệu bồidưỡng chuyên môn …)

      Công văn đi, đến phải sắp xếp theo thứ tựthời gian và phải cập nhật vào sổ công văn đi, đến theo đúng nội dung yêu cầu/trang sổ.

      Cuối năm học công văn đi, đến đóng thànhtệp có bìa, lưu tại hồ sơ chuyên môn.

Lưu ý: Hồ sơ của TCM là tiêu chí để nhận xét, đánh giá xếp loại TTCM, Thư kýTCM.

 

MỤC 3: BỘPHẬN CHUYÊN MÔN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều8: CÁCLOẠI HỒ SƠ SỔ SÁCH

1)     Sổ đăng bộ;

2)     Sổ gọi tên, ghi điểm;

3)     Sổ ghi đầu bài;

4)     Học bạ học sinh;

5)     Sổ cấp phát, quản lý bằng TN.THCS;

6)     Hồ sơ phổ cập giáo dục;

7)     Hồ sơ theo dõi HS chuyển đi, chuyển đến;

8)     Sổ Nghị quyết chuyên môn nhà trường;

9)     Hồ sơ kiểm tra, đánh giá GV và nhân viên;

10) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh;

11) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công vănchuyên môn;

12) Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm;

13) Hồ sơ quản lý thư viện;

14) Sổ kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường (= KHcủa TCM)

15) Sổ bồi dưỡng cán bộ, GV;

16) Hồ sơ tuyển sinh và tốt nghiệp của HS;

17) Hồ sơ lên lớp và không được lên lớp của HS;

Điều 9:Việc ghi chép, sử dụng các loại hồ sơ sổ sách và người thựchiện:

1/ Sổ đăng bộ

           Cácthông tin qui định đối với mỗi HS do Văn phòng nhà trường trực tiếp ghi. Nộidung ghi đúng theo hướng dẫn của sổ đăng bộ và theo yêu cầu của nhà trường.

           Sổđăng bộ không mang ra khỏi Văn phòng nhà trường nếu không có ý kiến của Hiệutrưởng và sự giám sát của cán bộ làm nhiệm vụ quản lý. Không được sửa chữa, tẩyxóa hoặc bổ sung khi chưa xác minh sự chính xác của thông tin, chưa báo cáo vàđược sự đồng ý của Hiệu trưởng.

          Hàngnăm, HS mới trúng tuyển vào trường, HS chuyển trường hoặc chuyển đi trường khácphải được kịp thời ghi tên hoặc xóa tên trong sổ đăng bộ.

2/ Sổ gọi tên – ghi điểm:

Sổ gọi tên, ghi điểm được sử dụng ngay từ những ngày đầu của năm học do Vănphòng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý.

- Phần Sơ yếu lý lịch HS phải ghi thống nhất với hồ sơ tuyển sinh vào lớp6 đã được Phòng  GD&ĐT phê duyệt vàhoàn thành sau 20 ngày kể từ ngày khai giảng. Việc này do chính GVCN thực hiệnvới yêu cầu chính xác, rõ ràng và sạch, đẹp.

* Đối với GVCN:

- Tuyệt đối không để học sinh làm thay,nhằm tránh sai sót và đảm bảo đúng quy chế chuyên môn, giữ lại bút tích củagiáo viên làm cơ sở pháp lý;

- Ghi họ và tên đầy đủ của học sinh vàotừng trang sổ từ trang 3 đến trang cuối ngay sau khi hoàn thành trang sơ yếu lýlịch.

- Hằng ngày ghi kiểm diện nghỉ P hoặc K, cuối mỗi tháng phải thống kê số nghỉhọc có phép(P), không phép(K) của cả lớp, công bố với HS; báo cáo với BGH;

- Cuốihọc kỳ, cuối năm học phối hợp với GVBM, TPTĐ xếp loại h.kiểm/hs;

- Cuốihọc kỳ, cuối năm học hoàn tất nội dung/ trang theo yêu cầu, ký tên …

* Đối với GVBM:

- GV bộ mônghi điểm/ môn dạy/ lớp vào sổ GT-GĐ theo định kỳ 2 lần/học kỳ;

- Việcghi điểm phải đúng kết quả k.tra của hs, đúng cột điểm= sổ điểm cá nhân;

- Khi có sự sai sót cần sửa chữa theođúng quy định. (Lấy bút mực đỏ gạch chéođiểm sai từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải rồi ghi lại điểm đúngbằng mực đỏ lên góc trên bên phải điểm sai)

-Số lần sai sót/trang sổ không quá 3 lỗi. Nếu vì một lý do nào đó mà bịsai sót nhiều hơn 3 lỗi thì thống nhất phải thay trang sổ đó, môn nào sai sótthì GV dạy môn đó phải thay và ghi lại toàn bộ trang điểm đó cho các GV khác.

3/  Sổ đầu bài:

            - Sổ ghi đầu bài do Ban Thi đua trực tiếp quản lý và được giao cholớp phó học tập của từng lớp vào ngày thứ hai hằng tuần.

- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫnlớp phó học tập ghi các mục: tuần, ngày tháng, thứ, tiết, môn và tổngkết điểm vào cuối các tuần và tháng.

            -GVBM có nhiệm vụ ghi tên bài, tên HS vắng mặt, nội dung nhận xét về tiết dạy vàxếp loại phù hợp với lời nhận xét.

            - TPTký, nhận xét - xếp loại tiết chào cờ và có nhiệm vụ hướng dẫn HS ghi sổ, tổngkết điểm, báo cáo kết quả/lớp/tháng cho hiệu trưởng vào kỳ họp HĐSP/tháng;

            - Các buổi, các tiết nghỉ theo kế hoạch của trường hoặccủa riêng GV phải do GVCN ghi, ký tên và nêu rõ lý do. Các tiết dạy bù, dạythay…vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan.

- Thứ 7 hàng tuần GVCN tổnghợp, ký xác nhận.

-  Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kiểm tra, kýduyệt từng tuần.

4/. Học bạ học sinh:

Quy định chung:    -Đối với HS mới tuyển vào lớp 6, HS mới chuyển trường sau khi đã bố trí vào lớpổn định, Hiệu trưởng giao cho GVCN tiến hành lập học bạ. Công việc này phảihoàn tất chậm nhất là cuối tháng 10 của năm học.

- Tất cảhọc bạ của HS do Văn phòng nhà trường quản lý, Hiệu trưởng chịu trách nhiệmkiểm tra việc sử dụng và bảo quản. Cách ghi và sử dụng học bạ theo đúng hướngdẫn tại trang cuối mỗi học bạ.

- Cuối học kì I, cuối năm học, nhà trường phải ghi chépđầy đủ, chữ số rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa kết quả học tập, h.kiểm của HSvào học bạ của tất cả các khối lớp để quản lý.

            - Toàn bộ học bạ của HS phải hoàn tất trướcngày 31 tháng 5 hằng năm.

- NhữngHS sau khi thi lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm được xét lên lớp hay học lại phảiđược ghi rõ vào học bạ đầu tháng 8 hằng năm. 

Quy định cụ thể:

* Đối với GVCN: GVCN lớp 6 hoàn thành trang bìa, tr.1/học bạ/HS vào cuối tháng 10 củanăm học. Cách ghi học bạ theo đúng hướngdẫn tại trang cuối mỗi h.bạ; bao học bạ theo quy định;

Cuối họckỳ I, cuối năm học, GVCN phải ghi kết quả xếploại học lực, hạnh kiểm, ngày nghỉ vào trang học bạ/ lớp theo yêu cầu;

Cuối năm học, sau khi các GVBM hoàn thành điểm TBm, kýtên, … GVCN tổng hợp số lỗi/trang học bạ, ghi ngắn gọn lời nhận xét, đánh giásau 1 năm học tập, rèn luyện hạnh kiểm của mỗi học sinh (lời nhận xét phải phùhợp với xếp loại), hoàn thành các nội dung theo yêu cầu/ mỗi trang học bạ/lớp.

* Đối với GVBM:Cuối học kỳ I và cuốinăm học từng GVBM ghi điểm TBm mình dạy vào học bạ/học sinh/lớp theo nội dungyêu cầu. Phải ghi đúng kết quả của hs đạt được, chữ số phải rõ ràng, sạch sẽ,không tẩy xóa (nếu sai phải sửa đúng quy định);

Cuối năm học, sau khi ghi điểm TBm học kì II, TBm cả năm GVBM mới đượcký tên và ghi rõ họ và tên theo quy định. Khi Gv dạy 2 môn liền nhau thì cũngphải ký tên và ghi rõ họ và tên của cả 2 môn.

5/ Sổ cấp phát,quản lý bằng TN.THCS:

Thống nhất mẫuvà quy định chung của Phòng GD&ĐT Tiên Yên.

Văn phòngnhà trường quản lý, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc cấp phát và quảnlý văn bằng.

6/ Hồ sơ phổ cập giáo dục THCS:

Bộ hồ sơ,các biểu mẫu thống nhất chung của Phòng GD&ĐT;

            Phổ cập GDTHCS;

            Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

            Vào đầu năm học, HT phân công cán bộ, GV phúc tra trìnhđộ văn hóa theo từng hộ gia đình, cập nhật thông tin: học lớp? học ở đâu? Cònsống hay đã chết? đi đâu? …

            Gv được HT phân công công tác PCGD.THCS chịu trách nhiệmhoàn thành hồ sơ, các biểu mẫu và báo cáo theo yêu cầu, thời gian quy định.Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, ký xác nhận.

7/ Hồ sơ theo dõi HS chuyển đi, chuyểnđến: theo mẫu của Phòng GD&ĐT

 Khi thiết lập sổ theo dõi HS chuyển đi, chuyểnđến cần có những thông tin:

-  Danh sách HS chuyển đi: họ và tên,ngày sinh, nơi sinh, lớp đang học, ngày chuyển đi, nơi chuyển đến, lý do, cáchồ sơ chuyển đi, người nhận hồ sơ (họ tên, chữ ký), người cấp, ngày cấp…

       -  Danh sách HS chuyển đến: họ và tên, ngày sinh,nơi sinh, nơi học trước khi chuyển   đến ( lớp, trường, tỉnh thànhphố…) ngày chuyển đến,  người ký và cơ quan cấp giấy chuyển đến, các hồ sơchuyển đến gồm có (hồ sơ đã có, hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, ngày gia hạnbổ sung nếu có)  người nhận hồ sơ ( họ tên và chữ ký), ngày nhận hồ sơ, bốtrí vào lớp nào…

- Hồ sơtheo dõi HS chuyển đi, chuyển đến do Văn phòng cập nhật hồ sơ/ ngày;

- Hiệu trưởng chịu tráchnhiệm kiểm tra hồ sơ, ký xác nhận.

8/ Sổ Nghị quyết chuyên môn nhà trường: 

Thờilượng: theo điều lệ trường trung học (2 buổi/tháng vào tuần 1 và 3)

Thư kýghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ nội dung của từng cuộc họp theo mẫu chung, chú ýghi đầy đủ ý kiến đóng góp của GV;

Khi P.HTtriển khai: kế hoạch hoạt động/tháng, tài liệu sinh hoạt chuyên môn, … thì chỉghi tiêu mục (có tài liệu kèm theo) và dán kế hoạch, tài liệu theo h.dẫn;

Cuối năm học sổ ghi biên bản lưu tại hồsơ chuyên môn.

9/ Hồ sơ kiểm tra, đánh giá GV và nhânviên:

            Theo yêu cầu đánh giá, xếp loại cán bộ, GV và nhân viên,hồ sơ kiểm tra gồm:

- Kết quả kiểm tra hồ sơ cánbộ, GV/tháng;

- Kết quả giờ dạy có cán bộ,GV dự/tháng;

- Kết quả tham gia các hoạtđộng, các cuộc vận động, phong trào thi đua, …

- Xếp loại TTTD hoạtđộng sư phạm của nhà giáo;

- Xếp loại sau Thanhtra chuyên đề;

- Danh hiệu thi đuacuối năm;

- Xếp loại công chức-viên chức …

10/ Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật họcsinh:

10.1/ Hồ sơkhen thưởng học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm:

            Quyết định khen thưởng; danh sáchkhen thưởng.

10.2/ Hồ sơkhen thưởng học sinh có thành tích trong hoạt động phong trào:

            Quyết định khen thưởng; Danh sáchkhen thưởng.

10.3/ Hồ sơ kỷ luật học sinh: Sổ ghi biên bản giải quyết HS vi phạm nộiquy nhà trường; Bản tường trình vi phạm nội quy của học sinh.

11/Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản,công văn chuyên môn:

            Tươngtự như ý 5, điều 7 quy chế này.

12/ Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học vàthực hành thí nghiệm:

            Bộ hồ sơ quy định của bộ phận Thiết bị Phòng - SởGD&ĐT.

13/ Hồ sơ quản lý thư viện:

            Bộ hồ sơ quy định của bộ phận Thư viện Phòng -  Sở GD&ĐT.

14/ Sổ kế hoạch hoạt động chuyên môn củanhà trường (= KH của TCM)

            Tương tự như ý 1, điều 7 quy chế này.

15/ Hồ sơ bồi dưỡng cán bộ, GV:

-Kế hoạch bồidưỡng cán bộ, GV;

-   Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, GV từcác lớp tập huấn, bồi dưỡng tại Phòng, Sở GD&ĐT;

- Tàiliệu tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, GV từ kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của trườngtheo từng năm học trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên được quy định tạiThông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 (120 tiết/nămhọc/ GV);

-Báo cáo kết quảtổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, GV;

-Danh sách cán bộ,GV dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng;

-Sản phẩm của cánbộ, GV sau khi dự tập huấn, bồi dưỡng.

16/ Hồ sơ tuyển sinh và tốt nghiệp củaHS:

16.1/  Hồ sơ tuyển sinh gồm:

1/.D.sách HS trúng tuyển vào lớp 6 đã được Phòng GD&ĐT phê duyệt (bảnchính)

2/. Danh sách HS chuyển đếnvào lớp 6.

3/. Danh sách biên chế từnglớp 6.

4/. Các loại biên bản, quyếtđịnh liên quan công tác tuyển sinh.

5/. Các văn bản hướng dẫncông tác tuyển sinh năm học của cơ quan cấp trên.

16.2/ Hồ sơ xét tốt nghiệpTHCS gồm: Các biểu mẫu theo quy định/ bộ hồ sơ/năm học

17/ Hồ sơ lên lớp và không được lên lớpcủa HS:

17.1/. Hồ sơ xét họcsinh lên lớp, ở lại lớp hoặc thi lại vào cuối năm học:

Biên bảncủa hội đồng nhà trường;

Danh sáchHS được lên lớp;

Danh sáchHS phải thi lại hoặc phải rèn luyện trong hè;

Danh sáchHS ở lại lớp.

17.2/. Hồ sơ xét họcsinh lên lớp hoặc ở lại lớp sau khi thi lại hoặc đã rèn luyện trong hè:

1)     Danh sách HS phải thi lại hoặc phải rèn luyện trong hè(kết quả xét cuối năm học)

2)     Kết quả học sinh dự thi lại hoặc đã rèn luyện tronghè;

3)     Biên bản xét duyệt HS sau khi thi lại hoặc đã rènluyện trong hè;

4)     Danh sách học sinh được lên lớp hoặc ở lại lớp sau khithi lại hoặc kiểm tra kết quả rèn luyện trong hè.

CHƯƠNGIII: QUY ĐỊNH VỀ  QUY CHẾCHUYÊN MÔN

Quy định chung: GV phải học tập, nghiêncứu, nắm vững và thực hiện đúng điều lệ trường phổ thông, các thông tư, văn bảnhướng dẫn đánh giá – xếp loại giờ dạy, đánh giá-xếp loại HS ... của Ngành quyđịnh

Điều10.  Thực hiện chương trình và thời khoábiểu.   Thực hiện chương trình đảm bảo đúng phân phối chươngtrình bộ môn mà Bộ GD&ĐT đã ban hành và hướng dẫn giảng dạy bộ môn; đảm bảotiến độ theo tuần.

- Thời khóa biểu: Thực hiện nghiêm túccác tiết dạy trong thời khoá biểu.

(KhiTKB có điều chỉnh phải thể hiện trong giáo án, sổ báo giảng và sổ đầu bài)

Điều 11. Việc đăng kí soạn giáo án vitính: Theo 634/GD-THCS

* Ngoài ra: -  Được công nhận là giáo viên dạy giỏi từ cấptrường, đã trực tiếp giảng dạy từ 2 năm trở lên và phải đăng ký với Tổ chuyênmôn, Ban giám hiệu;

-  Sử dụng thành thạo vi tính: thể hiện ở khảnăng soạn thảo văn bản, xử lí các thao tác kĩ thuật đơn giản, sử dụng được mộtsố các phần mềm liên quan đến việc dạy và học, khai thác mạng internet ở mức độcơ bản;

-  Chủ động về giáo án: có máy vi tính, soạn vàin giáo án đúng tiến độ giảng dạy, giáo án phải phù hợp với hướng dẫn giảng dạybộ môn và những quy định của nhà trường, tổ nhóm chuyên môn;

- Thực hiệndạy giáo án điện tử bằng phần mềm  PowerPoint đảm bảo tối thiểu 2 tiết thực dạy/năm học. (môn Thể dục chỉ có thể áp dụng với các giờ dạy trong nhà).

Nếu vi phạm một trong số nhữngquy định tối thiểu nêu trên thì tại bất kì thời điểm nào kiểm tra phát hiện đềubị dừng không được phép sử dụng.

Điều 12:  Giáo án (bài soạn):

Ngoài quy định tại ý 1 điều 5 quy chếnày, giáo án cần thể hiện cụ thể theo từng loại bài dạy như sau:

- Tiếtluyện tập, ôn tập cũng phải đầy đủ các bước như giáo án thường,  phải cónội dung và phần họat động của thầy và trò, hướng dẫn và lời giải.

- Tiếtkiểm tra: Phải thể hiện đúng quy định.

- Tiếtthực hành: Phải có giáo án, tổ chức thực hành khi có đủ điều kiện cần thiết.

- Dạy họctự chọn và phụ đạo cần theo nội dung bám sát, chú ý rèn luyện các kỹ năng thựchành cho HS và được soạn thành giáo án riêng.

- Thựchiện nghiêm túc tiết thực hành thí nghiệm.

- BGH, tổtrưởng, kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ, đột xuất (Kể cả trong giờ làmviệc) GV đều  phải chấp hành. Khikiểm tra giáo án sẽ chất vấn và yêu cầu GV phải chỉ ra được dấu hiệu của việcđổi mới phương pháp trong từng tiết dạy.

Điều13: Công tác giảng dạy (lên lớp):

1.Chuẩn bị chu đáo (giáo án, đddh, vật mẫu …) tr­ước khi lên lớp.

2. Ravào lớp đúng giờ, vào muộn hoặc ra sớm quá 5 phút (không có lý do chính đáng)được tính như nghỉ tiết dạy không có lý do.

3. Tr­ướcmỗi tiết học giáo viên phải kiểm tra số lư­ợng HS, vệ sinh lớp học và các quyđịnh khác của nhà trư­ờng.

4. Tư­thế, trang phục chỉnh tề, không đút tay vào túi quần, không sử dụng điện thoạidi động; không hút thuốc, không có biểu hiện say bia, rượu khi lên lớp.

5.Chịu trách nhiệm quản lý học sinh, điểm danh, ghi tên học sinh vắng từng tiếthọc vào sổ đầu bài. Thầy, cô nào thực hiện không nghiêm túc, nếu bị phát hiệntừ 2 lần trở lên sẽ không được xét thi đua tháng.

6.Trong giờ dạy không đ­ược cho học sinh ra ngoài (trừ trường hợp đặc biệt). Không thi hành kỉ luật học sinh bằng cáchgọi lên đứng trên bảng hoặc các hình thức khác gây tổn thương tâm lý, xúc phạmthân thể, nhân phẩm học sinh.

7.Kết thúc giờ dạy giáo viên giành 3 – 5 phút củng cố và h­ướng dẫn học sinh làmviệc ở nhà; công khai các lỗi vi phạm, phê rõ các ­ưu điểm, khuyết điểm và xếploại giờ học vào sổ đầu bài. Những lỗi vi phạm nặng phải báo giáo viên chủ nhiệmxử lý theo quy định và trực tiếp phản ánh với Ban giám hiệu nhà trường.

8.Hoàn thành ch­ương trình đúng thời gian quy định.

9. Khi lên lớp GV bắt buộc phải mangtheo giáo án do chính mình chuẩn bị, không được dùng GA của người khác (trừ dạythay); GV được sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc soạn bài nếu chính người dạybiết sử dụng máy.

10. Chương trình dạy theo PPCT. Bài dạycần làm nổi bật kiến thức trọng tâm, khắc sâu được kiến thức cơ bản, đảm bảochuẩn KT, KN có tích hợp giáo dục môi trường, rèn luyện KNS

Thông qua các giờ lên lớp, giáo viênphải hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học ở nhà. Một giáo viên giỏi,phải là giáo viên biết dạy cho học sinh tự học có hiệu quả, biến được quá trìnhđào tạo thành quá trình tự đào tạo. Coi trọng việc hướng dẫn học sinh sửdụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ở trên lớp cũng như ở nhà.

Điều 14: Kiểm tra, chấm, trả bài và ghi điểm.

1/ Công tác kiểm tra học sinh:

Các bài kiểm tra phải đúng theo hướngdẫn của Bộ, Sở GD&ĐT. Cần giảm cáccâu hỏi thuộc lòng máy móc, tăng thêm các câu hỏi vận dụng kiến thức, chú ý tớiyêu cầu năng lực phân tích, nhận định, đánh giá, rút ra những kết luận khoa họccủa HS.

Cácbài kiểm tra phải đáp ứng yêu cầu đánh giá chính xác kết quả học tập của họcsinh. Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểmtra.

Họcsinh nào không được dự kiểm tra thì giáo viên bố trí cho học sinh kiểm tra bù.Nghiêm cấm việc cấy điểm cho học sinh.

Kiểmtra vở ghi, vở bài tập để đánh giá đ­ược tinh thần thái độ học tập của học sinh.(kiểm tra không lấy điểm, trừ chấm vởsoạn bài văn, chấm bài tập làm ở nhà).

Số lần kiểm tra và cách cho điểm:

Phải thực hiện đúng Điều 8, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT V/v ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại hs THCS.

Thời gian kiểm tra:

Bài kiểm tra định kỳ: theo phân phốichương trình.

Bài kiểm tra thường xuyên (bài viết<45 phút) do tổ c/môn nhà trường quy định.

Nội dung kiểm tra: theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Hình thức k.tra, các loại bài k.tra, hệ số điểm bàikiểm tra theo quy định tại Điều 7/TT.58 và quy định chung của Sở hoặc Phòng GD&ĐT.

Kếtquả làm bài của học sinh có từ 2/3 số bài kiểm tra đạt điểm trung bình trở lênmới được nhập điểm vào máy tính (phần quản lý điểm) và ghi điểm vào sổ điểm.

2/ Chấm, trả bài kiểm tra:

- Chấm bài kiểm tra: phải chấm cẩn thận,sửa chữa sai sót cho học sinh, ghi nhận xét đầy đủ (bài kiểm tra định kỳ).

- Trả bài kiểm tra: trả bài KT đúng hạn,khi trả cần sửa lỗi cho học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên trả sau 7 ngày, bàikiểm tra định kì trả sau 14 ngày. Riêng bài tập làm văn trả theo PPCT.

3/ Ghi điểm kiểm tra:

Ghi điểm kiểm tra vào sổ điểm cá nhânngay sau khi trả bài cho học sinh, đảm bảo tính chính xác, khi sai cần sửa theođúng quy định tuyệt đối không tẩy xoá.

 Ghiđiểm kiểm tra vào sổ gọi tên - ghi điểm theo khoản 2, Điều 9 quy chế này.

4/ Kiểm tra, chấm, trả bài và ghi điểm bài kiểmtra học kỳ:

            Thựchiện theo kế hoạch tổ chức kiểm tra và sơ kết học kỳ hoặc kế hoạch tổ chức kiểmtra và tổng kết năm học.

Điều 15: Dự giờ, thi GVDG cấp trường và sáng kiến kinh nghiệm:

1/. Dự giờ trong năm học:

1. Thựchiện dự giờ tối thiểu: Ban giám hiệu dự giờ 1tiết/GV, tổ trưởng dự giờ 36 tiết,giáo viên dự giờ 18 tiết.

2.Sau khi dự giờ phải trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá, xếp loại giờ dạytheo quy định tại công văn 10227/BGD&ĐT.

3.Khi dự giờ GV cần ghi chép … theo khoản 6, Điều 5 quy chế này.

4. Mỗi GV thực hiện ít nhất 7 tiết dạy cho cán bộ, Gvtrong trường dự (kể cả 2-3 tiết tham gia xếp loại GV theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNVngày 21/3/2006, TTTD)

 - Phiếu đánh giá giờ dạy để xếp loại GV sẽ đ­ược l­ưugiữ trong hồ sơ xếp loại GV hàng năm (sốtiết dạy này phải có BGH, TTCM dự)

- Còn các phiếu đánhgiá giờ dạy khác lưu trong hồ sơ chuyên môn nhà trường.

5. Hàng tháng tổ trưởng tổng hợp phiếudự giờ của tổ cho phó hiệu trưởng sau khi đã nhận xét, ghi điểm và xếp loại.

2/ Dựthi GVDG cấp trường:

Hằngnăm giáo viên đăng ký và tham gia Hội thi GVDG cấp trường theo kế hoạch tổ chứcHội thi GVDG cấp trường của nhà trường.

Đăngký và tham gia Hội thi GVDG cấp trường là một trong những tiêu chí cam kết thiđua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên.

Tiêuchuẩn, hồ sơ, giáo án, yêu cầu bài dạy và thời gian dự thi GVDG được thể hiệntại kế hoạch tổ chức Hội thi GVDG cấp trường. (triển khai, niêm yết tại bảngKH)

3/ Sángkiến kinh nghiệm:

Nghiên cứu khoa học:

            - Đâylà nhiệm vụ chung của tất cả CBGV-CNV toàn trường.

            -Trong năm học mỗi giáo viên cần có ít nhất một chuyên đề chuyên sâu về chuyênmôn của bản thân hoặc công tác giáo dục đạo đức học sinh, công tác giáo dục nóichung của nhà trường. Một trong các chuyên đề đó được hoàn thiện thành SKKN.

Sáng kiến kinh nghiệm:

Trongmột năm học, mỗi giáo viên đăng ký thi GVDG, CSTĐ các cấp phải có một SKKN, SKKNđ­ược đăng ký với tổ CM và Hội đồng TĐ-KT của nhà trường sau Hội nghị CC-VC  và được thực hiện suốt năm học.

Báo cáo biện pháp thực hiện SKKN, ý kiếnhay để GV trong TCM cùng tham khảo thực hiện, đóng góp ý kiến và cùng rút rabài học khi thực hiện.

Báo cáo kết quả thực hiện SKKN hoặcchuyên đề (trước khi hoàn thành SKKN)

Đánhgiá SKKN theo h­ướng dẫn của Ban TĐ và nộp đúng thời gian quy định.

Nhữngsáng kiến kinh nghiệm phù hợp, có hiệu quả và có khả năng phát triển, áp dụngđược rộng rãi, nhà trường sẽ có những hình thức khen thưởng thích hợp.

Tuyệtđối không sao chép công trình nghiên cứu khoa học của người khác làm sáng kiếnkinh nghiệm bản thân.

Thời gian đăng kýthực hiện SKKN có thể từ năm học trước nhưng chưa báo cáo kết quả thực hiện. SKKNđược phổ biến, áp dụng và lưu giữ tại trường.

Điều 16: Công tác phụ đạo, bồi dưỡng:

            -Trong mỗi năm học giáo viên cần có kế hoạch và thực hiện việc bồi dưỡng họcsinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bộmôn nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.

- Giáo viên phải tổ chức khảo sát chấtlượng đầu năm học, phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém,bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Phụ đạo hs yếu kém: đây là việc làmthường xuyên của GV, cần tận dụng CSVC của nhà trường, có kế hoạch cụ thể môndạy/lớp để tổ chức phụ đạo cho HS yếu kém.

- Việc bồi dưỡng học sinh học khá, giỏiở các khối lớp 6,7,8 là trách nhiệm của Gv giảng dạy để tạo nguồn cho đội ngũHSG khối 9.

- Việc bồi dưỡng HSG khối 9 thực hiệntheo kế hoạch của nhà trường. Thời gian thực hiện từ 03/9/2013 tới khi PhòngGD-ĐT tổ chức thi. GV giảng dạy theo phân công của Phó Hiệu trưởng phụ tráchchuyên môn..

-Dạy tăng tiết hoặc dạy chủ đề bám sát đều phải soạn giáo án, dạy theohướng luyện tập, ôn tập (hệ thống, củng cố, luyện tập kiến thức)

-GV nào dạy thêm thì phải có hồ sơ xin dạy thêm (theo quy định) đăng kývới nhà trường, hoàn tất hồ sơ có xác nhận của Phòng GD&ĐT …

-GV tổ chức dạy bù những tiết do chế độ được nghỉ (thuộc ngày Lễ, ngàyHội …)

Điều17:  Thực hành, thí nghiệm, sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT:

Thực hành, thí nghiệm và sửdụng TBDH

Thực hiện nghiêm túc theo PPCT và điềukiện cụ thể của nhà trư­ờng, kế hoạch thực hiện phải lên vào cuối tuần tr­ướcđể thực hiện cho tuần kế tiếp; khi thực hiện phải ghi đầy đủ nội dung yêu cầuvào sổ theo dõi.

GV giảng dạy phải chịu trách nhiệm về antoàn thiết bị TN, TBDH trong và sau tiết dạy, nếu mất mát hư­ hỏng phải lậpbiên bản tại chỗ và báo cáo BGH hướng xử lý.

            Hằng tháng BGH phụ trách kiểm trađánh giá và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện các tiết thực hành,thí nghiệm và sử dụng TBDH. Đây là một nội dung quan trọng trong việc thực hiệnquy chế c/môn và là tiêu chí thi đua cá nhân, tổ thi đua.

            Bàidạy nào không có TBDH hoặc TBDH không phù hợp thì Gv, HS cùng thống nhất làmđddh để tạo hứng thú cho HS học tập và tránh tình trạng dạy chay, vấn đềnày  GV phải đưa vào kế hoạch giảngdạy/năm (phần khó khăn những bài không có TBDH hoặc TBDH không phù hợp).

Ứng dụng CNTT vào công tác dạy học:  MỗiGV trực tiếp giảng dạy, tuỳ đặc trưng bộ môn phải lựa chọn bài phù hợp và dạyít nhất 02 bài/năm bằng giáo án điện tử.

Khi thực hiện bài dạy điện tử phải đăngký vào sổ theo dõi từngày hôm trước. Đây cũng xem là một tiêu chí thi đua trong việc ứng dụng CNTTvào giảng dạy của từng GV.

Điều18: Thực hiện nề nếp hội họp, báo cáo, tự bồi dưỡng :

1/ Hội họp:

- Đi họp,sinh hoạt chuyên môn… đúng ngày giờ quy định. Nếu nghỉ phải làm đơn xin phéptrước 1 ngày. Nếuốm đau đột xuất phải báo cáo kịp thời ngay với BGH.

- Trong buổi họp, buổi học chính trị … không nói chuyện,không làm việc riêng và cần ghi chép nội dung họp hoặc học tập cẩn thận. Tíchcực tham gia góp ý, đề xuất trong quá trình thảo luận.

- Các GVbỏ dạy, bỏ họp, bỏ sinh hoạt chuyên môn không có lý do chính đáng bị khiểntrách, nhắc nhở trước hội đồng giáo dục, trừ điểm thi đua. Trường hợp bỏ nhiềulần mà bị nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo thì bị xử lý theo Khoản 1, Điều 56, LuậtViên chức và xử phạt theo quy định trong lĩnh vực giáo dục.

2/ Báo cáo:

 Nộp các loại báo cáo đúng thời gian quy định,đầy đủ và chính xác theo yêu cầu. Vào đầu nămhọc, GV đăng ký và báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của TCM.

3/ Tự bồi dưỡng

- Nghiêmtúc thực hiện việc bồi dưỡng theo kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn và tựbồi dưỡng của cá nhân;

- Tham dựvà thực hiện tốt yêu cầu của các lớp tập huấn, bồi dưỡng do trường, Phòng hoặcSở GD&ĐT tổ chức

- Thamgia viết SKKN, thực hiện tốt thao giảng, chuyên đề, thi GVDG các cấp.

- Tíchcực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, ….

Điều 19: Kỷ luật lao động.

1.Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý lao động, không vào muộn ra sớm. Thờigian dạy đúng theo thời khóa biểu, không tự ý đổi giờ hoặc tự ý nhờ người dạythay (kể cả dạy buổi chiều).

2.Giáo viên có mặt tại trường trước các tiết dạy 15 phút. Giáo viên chủ nhiệm(nếu có giờ ở đầu buổi) có mặt tại lớp trong các giờ truy bài để hướng dẫn họcsinh học tập và sinh hoạt Đội theo kế hoạch của Liên đội.

3.Trong các ngày lễ, các hoạt động tập thể toàn trường cán bộ, giáo viên phải cómặt trước thời điểm bắt đầu hoạt động 30 phút. CĐ chấm công đầy đủ các hoạtđộng tập thể nh­ư mít tinh, các hoạt động tập thể, ngày lễ.

4. Cánbộ, giáo viên nghỉ tiết dạy, đến muộn phải trực tiếp (qua điện thoại) xin phép PhóHiệu trưởng hoặc cán bộ, GV trực (nếu cólý do chính đáng).

5.Cán bộ, giáo viên đi công tác; nghỉ ốm, nghỉ việc cá nhân dài ngày thì ngoàixin nghỉ dạy phải bàn giao công việc, giáo án, hồ sơ liên quan về Tổ chuyên mônđể phân công người khác thay thế.

6. Cán bộ, giáo viên nghỉ phải làm giấyxin phép ghi rõ lý do xin nghỉ, ghi rõ các tiết cần dạy thay, xin ý kiến tổ tr­ưởngvà trình Hiệu tr­ưởng quyết định, TT Chuyên môn ghi lên bảng kế hoạch dạy thay.Nếu xin phép BGH thì BGH phải chuyển giấy phép về cho tổ tr­ưởng (ngư­ời nghỉphải đề xuất tr­ước ít nhất 01 ngày tr­ước khi nghỉ).

7. CB, GV đ­ược cấp trên hoặc hiệutrưởng điều động đi công tác phải trực tiếp Hiệu trưởng ký giấy đi đường và báocáo việc bố trí dạy thay trong thời gian đi công tác. Trường hợp nghỉ đột xuất,ngoài việc CB, GV trực bố trí  người dạythay, nhà trường cần có biện pháp kiểm tra.

8. Cán bộ, GV được điều động dạy thay hoặclàm các công việc của đồng nghiệp cần nghiêm túc thực hiện một cách có hiệuquả.

Điều 20: Định mức lao động.

Thựchiện theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và quy định khung thờigian năm học của Sở GD&ĐT.

Chương IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều21. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng:

Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáoviên nội dung quy định trong quy chế này, tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểmtra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên, thường xuyên, định kì khi cóvăn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, của Sở điều chỉnh kịp thời để quy chếphù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn tại trường.

Điều22. Trách  nhiệm của tổ trưởng chuyênmôn:

            Hướng dẫn để cán bộ, giáo viên tổ mìnhphụ trách nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này.Trong quá trình thực hiện có nội dung nào chưa phù hợp, kịp thời góp ý để Hiệutrưởng xem xét, quyết định điểu chỉnh, bổ sung. Nghiên cứu các văn bản có liênquan để làm căn cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ giảng dạy của tổ chuyên môn, cánbộ, giáo viên.

            Điều 23. Trách nhiệm của cán bộ,giáo viên:

            Cánbộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công nghiêm túc thực hiện nội dung quyđịnh tại Quy chế này.

            Điều 24. Trách  nhiệm của các tổ chức đoàn thể:

            Căncứ nhiệm vụ, chức năng mà phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế.

CHƯƠNG V:ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

Điều 25: Điều khoản thi hành.

Quy chế hoạtđộng chuyên môn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành Quyết định.

Nếu CB, GV, NVcủa trường không nghiêm túc thực hiện các điều khoản trên, đi ngược với quy chếnày thì tùy theo tính chất vi phạm mà xử lý kỷ luật hành chính, nếu nghiêmtrọng thì xử lý bằng pháp luật, Luật Viên chức.

Quy chế nàyđược thông qua tập thể CB, GV,NV của trường đóng góp và thaythế cho quy chế trước đây không phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của trường.

Trong quátrình tổ chức và thực hiện có điều khoản nào không phù hợp đề nghị CB, GV, NVkịp thời phản ánh, để thủ trưởng cơ quan lấy ý kiến điều chỉnh cho phù hợp.

Tấtcác các quy định về thực hiện chuyên môn tại Trường PTCS Đồng Rui trướcđây trái với các quy định này đều bị bãi bỏ./.

Nơi gửi:

- Phòng GD và ĐT ( để báo cáo )

- CĐ, ĐTN ( để phối hợp thực hiện )

- TTCM (để thực hiện )

- Lưu văn phòng 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Phạm Văn Tam

 

Nguồn tin: PHẠM VĂN TAM
Số lần đọc: 1285  - Cập nhật lần cuối:  01/11/2013
Về trang trước   Bản in   Email   Về đầu trang

Tìm theo ngày:   
  Bài đã đăng
Trang chủ | Tài nguyên | Văn bản | Diễn đàn | Thư viện Ảnh | Liên hệ | Quản trị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG PTCS ĐỒNG RUI 
Bản quyền thuộc về: Trường PTCS Đồng Rui
Địa chỉ: Xã Đồng Rui, Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh
Điện thoại:
E-mail:
Website: tienyen.edu.vn/ptcsdongrui
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà