Ngày 24/3/2021, cụm trường THCS Đông Ngũ; TH&THCS Đại Dực 1; THPT Hải Đông đã phối hợp tổ chức thành công chuyên đề: “Phát triển năng lự thực hành cho học sinh thông qua dạy học STEM (môn Sinh học)”.
Giáo dục STEM là hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu trong nhà trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.
STEM là thuật ngữ viết tắt của 4 bộ môn: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục hướng tới mục tiêu hình thành, rèn luyện năng lực cho học sinh thông qua những bài học lý thuyết và thực hành có gắn với thực tiễn. Stem là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, Stem kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
Thực hiện công văn số 791/PGDĐT của Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên về việc phân công thực hiện các chuyên đề, ngoại khóa năm học 2020 – 2021.
Thực hiện kế hoạch giáo dục của trường THCS Đông Ngũ; TH&THCS Đại Dực 1; THPT Hải Đông;
Ngày 24/3/2021, cụm trường THCS Đông Ngũ; TH&THCS Đại Dực 1; THPT Hải Đông đã phối hợp tổ chức thành công chuyên đề: “Phát triển năng lự thực hành cho học sinh thông qua dạy học STEM (môn Sinh học)”.
Đến dự buổi chuyên đề có đồng chí Nguyễn Thị Mây – trưởng phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên; đồng chí Phạm Thị Hải Bằng – cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên; các đồng chí đại diện Ban giám hiệu các trường, các đông chí là giáo viên bộ môn Sinh – Hóa trên địa bàn huyện.
Đồng chí Vi Thị Mai đại diện trường THPT Hải Đông báo cáo lí thuyết.
Tiết dạy minh họa của đồng chí Đào Thị Mận giáo viên Sinh trường THCS Đông Ngũ. Tại tiết dạy học sinh được chia thành nhiều nhóm nhỏ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tham gia vào các hoạt động thực hành của dự án. Ngoài ra các em còn được tham gia các hoạt động phát huy tính sáng tạo, chủ động để chế tạo ra sản phẩm là hạt nảy mầm.

Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, theo định hướng giáo dục STEM, cô giáo Đào Thị Mận đã thiết kế bài giảng sáng tạo, khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua tiết học thực hành , học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, khuyến khích các em vận dụng lí thuyết vào thực tiễn và phát huy năng lực học tập tích cực như: tu duy phản biện, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng phân tích, tổng hợp. Nắm được những điều kiện cần cho hạt nảy mầm; Vận dụng kiến thức tạo ra được hạt nảy mầm; Nhận dạng được các vật dụng tạo ra được dụng cụ sản xuất ra rau nảy mầm; Hiểu được quy trình thiết kế sản phẩm kĩ thuật.


Đánh giá về hiệu quả của chuyên đề các bạn đồng nghiệp của các trường đã có những đánh giá tốt, khả quan việc đưa giáo dục STEM vào môn học là một trong những nỗ lực rất đáng nghi nhận của cô và trò nhà trường. Việc vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào môn học, tạo ra sản phẩm cụ thể, qua đó giúp học sinh liên hệ kiến thức học được trong nhà trường áp dụng vào cuộc sống, đồng thời phát triển các kĩ năng phươg pháp làm việc nhóm là một trong những cách phát triển toàn diện giáo dục.
Qua một chủ đề thực tế về dạy học theo định hướng STEM như thế này đã kích thích các em tìm tòi kiến thức, rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, ngôn ngữ trình bày, mạnh dạn đề xuất ý tưởng và kĩ năng thao tác thực nghiệm.
|