TỔ CHỨC
|
Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên Đán
04/01/2023
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán
Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn dễ gây ra các bệnh như ngộ độc TP, tiêu chảy cấp,….Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
. 5.Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Và đặc biệt đối với các em HS, chúng tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt ngoài cổng trường: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt … Và thực hiện rủa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa); sau khi ho, hắt hơi.
Vậy để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ mầm non, mong phụ huynh, học sinh thực hiện đúng các khuyến cáo về lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không có nhãn mác hoặc thực phẩm của các hàng bán rong.
|
|
ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI
20/10/2022
ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI NHIỆM KÌ 2022 - 2023 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
|
|
Tuyên truyền tiêm vắc xin uốn ván, bạch hầu
12/10/2022
Vắc xin Uốn ván – Bạch hầu giảm liều (Td) dùng để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh bạch hầu và uốn ván cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.
Với trẻ từ 7 tuổi trở lên mà trước đó đã được tiêm phòng cơ bản, đủ liều phòng uốn ván và bạch hầu thì cần tiêm nhắc lại 1 liều vào lứa tuổi thứ 7. Sau khi được tiêm chủng cơ bản đầy đủ phòng bệnh uốn ván và bạch hầu thì khả năng phòng bệnh đối với hai bệnh này là 10 năm. Nếu tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin TD có thể giúp bảo vệ người được tiêm phòng bệnh uốn ván và bạch hầu kéo dài ít nhất thêm 10 năm Và sau đó, tốt nhất là cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần để củng cố miễn dịch.
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh Bạch hầu có thể dẫn đến tử vong ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Hiện nay, nước ta vẫn ghi nhận các ca mắc uốn ván và uốn ván sơ sinh với nhiều trường hợp tử vong. Bộ Y tế đánh giá bệnh bạch hầu rất nguy hiểm nhưng đây là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được vì đã có vắc xin phòng bệnh. Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, đa số ca mắc bệnh bạch hầu là trẻ em trên 7 tuổi và chưa được tiêm phòng đầy đủ. Đó là nguyên nhân và cũng là đáp án cho công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu.
Để đạt được mục tiêu trên 90% trẻ học lớp 2,3 năm học 2022 – 2023 (không phân biệt độ tuổi) và trẻ 7 tuổi tại cộng đồng trên địa bàn xã Đông Ngũ được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin uốn ván – bạch hầu (Td). Trạm Y tế xã Đông Ngũ tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu (Td) cho toàn bộ học sinh lớp 2,3 (năm học 2022 -2023) tại trường Tiểu Học Đông Ngũ I vào ngày 13/10/2022.
Đề nghị Các gia đình có trẻ trong độ tuổi này cần chủ động phối hợp với nhà trường và Trạm y tế xã để đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, tạo cho trẻ có hệ miễn dịch tốt nhất phòng, chống dịch bệnh. Và cần lưu ý:
- Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho phụ huynh biết về kế hoạch tiêm, lịch tiêm vắc xin Td cho trẻ tại Trường.
- Phụ huynh học sinh chủ động cho trẻ ăn no trước khi cho trẻ đến trường và
chủ động thông báo với GVCN, cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị bệnh, có dị tật bẩm sinh, tiền sử sinh non, tiền sử dị ứng, đặc biệt có các phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm...
- Hỏi cán bộ y tế về loại vắc xin được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
- Sau khi tiêm cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tiêm chủng. GVCN tiếp tục theo dõi trẻ tại lớp và nhắc nhở phụ huynh theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng nhằm phát hiện sớm các biểu hiện bất thường của trẻ để đưa đến cơ sở y tế điều trị kịp thời
- Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm
- Vắc xin Uốn ván- Bạch hầu là an toàn, thông thường sau khi tiêm có thể có phản ứng nhẹ như đau cơ cánh tay, quầng đỏ, sưng nhẹ tại chỗ tiêm, sốt và sẽ tự khỏi sau vài ngày
- Tuy nhiên, cần đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (≥39oC), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, ăn kém, khó thở, tím tái, phát ban…
Nếu giáo viên và cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con sau khi tiêm chủng hãy liên lạc trực tiếp với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
Mọi
|
|
Tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất
04/10/2022
Ngày 4/10 trường TH Đông Ngũ I tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất cho 460 em học sinh. Qua buổi tuyên truyền các em biết được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun truyền qua đất.
|
|
Tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất
04/10/2022
Ngày 4/10 trường TH Đông Ngũ I tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất cho 460 em học sinh. Qua buổi tuyên truyền các em biết được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun truyền qua đất.
|
|
Tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất
04/10/2022
Ngày 4/10 trường TH Đông Ngũ I tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất cho 460 em học sinh. Qua buổi tuyên truyền các em biết được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun truyền qua đất.
|
|
Tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất
04/10/2022
Ngày 4/10 trường TH Đông Ngũ I tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất cho 460 em học sinh. Qua buổi tuyên truyền các em biết được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun truyền qua đất.
|
|
Tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất
04/10/2022
Ngày 4/10/2022 trường TH Đông Ngũ 1 tuyên truyền về bệnh giun truyền qua đất. Qua buổi tuyên truyền các em biết được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun.
|
|
Tuyên truyền bệnh giun truyền qua đất
04/10/2022
Ngày 4/10/2022 trường TH Đông Ngũ 1 tuyên truyền về bệnh giun truyền qua đất. Qua buổi tuyên truyền các em biết được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun.
|
|
Công văn đến
|
Chưa có công văn đến!
|
|
Công văn đi
|
Chưa có công văn đi!
|
|
|
|
|
|